Nước láng giềng ASEAN gặp khó khăn vì lạm phát giá gạo, lập tức "cầu viện" Việt Nam
Giá gạo ở quốc gia Đông Nam Á này tăng với tốc độ nhanh nhất trong gần 5 năm vào tháng 8 năm nay.
- 08-09-2023HSBC: Doanh nghiệp quốc tế ngày càng vững tin vào ASEAN, Việt Nam sở hữu hàng loạt ‘chìa khóa then chốt’ thu hút nhiều doanh nghiệp nước ngoài
- 04-09-2023Thủ tướng tới Jakarta, bắt đầu các hoạt động của Hội nghị Cấp cao ASEAN
- 29-08-2023Nền kinh tế lớn của ASEAN nộp đơn gia nhập BRICS nhưng rút vào phút chót: Lợi ích kinh tế không hấp dẫn?
Philippines lâm vào tình trạng lạm phát gạo
Tình trạng lạm phát gạo ở Philippines gợi nhớ về cú sốc năm 2018 dẫn đến việc chấm dứt hạn ngạch nhập khẩu kéo dài hai thập kỷ ở nước này.
Giá gạo tăng ở Philippines có thể là một dấu hiệu cảnh báo đối với các nhà nhập khẩu lương thực lớn khác khi hậu quả từ các lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ tiếp tục lan rộng khắp châu Á và Tây Phi.
Ngân hàng trung ương Philippines cảnh báo trong tuần này rằng sẵn sàng tiếp tục thắt chặt tiền tệ nếu cần, trong khi các biện pháp ngoại giao và thỏa thuận vẫn bế tắc khi các nước khác gấp rút đảm bảo nguồn cung.
Shirley Mustafa, nhà kinh tế tại Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc, cho biết thị trường gạo hiện nay rất bấp bênh. Áp lực về giá đang trở nên trầm trọng hơn bởi những lệnh kiểm soát từ các nước xuất khẩu lớn.
Các hạn chế của Ấn Độ đã làm đảo lộn thị trường và khiến các quốc gia lo lắng phải đảm bảo nguồn cung khi họ cố gắng kiềm chế giá gạo ngày càng tăng.
Các nước "ngược xuôi" lo nguồn cung gạo
An ninh nguồn cung là ưu tiên hàng đầu của nhiều người tiêu dùng. Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jnr và Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính gặp nhau bên lề hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Jakarta và đang lên kế hoạch cho một thỏa thuận kéo dài 5 năm, theo Bloomberg.
Trong khi đó, Senegal đang thực hiện các đề nghị ngoại giao với Ấn Độ, thực hiện các bước tương tự với các quốc gia khác bao gồm Guinea và Singapore để đảm bảo nguồn cung.
Indonesia đã đồng ý ký thỏa thuận cung cấp với Campuchia lần đầu tiên sau hơn một thập kỷ.
Bản ghi nhớ có khối lượng lên tới 250.000 tấn mỗi năm, gấp đôi khối lượng của một thỏa thuận tương tự vào năm 2012. Jakarta đã cam kết cung cấp 10kg ngũ cốc mỗi tháng cho hàng triệu gia đình nghèo trong quý 4 năm nay.
Các quốc gia khác đang thực hiện các bước để ngăn chặn chi phí gia tăng. Malaysia đã thực hiện giới hạn mua hàng và bắt đầu kiểm tra các nhà bán buôn và nhà xay xát thương mại sau những cáo buộc rằng ngũ cốc địa phương đang được bán dưới dạng gạo nhập khẩu với giá cao hơn.
Myanmar cũng đã áp đặt một quy định bắt buộc ghi lại khối lượng gạo dự trữ để kiểm soát giá trong nước và ngăn chặn tình trạng đầu cơ.
Đầu tuần qua, giá gạo châu Á đã giảm nhẹ, làm giảm bớt sức nóng nhưng giá vẫn gần mức cao nhất kể từ năm 2008.
Trước đó, các chuyên gia đã cảnh báo về tình trạng hỗn loạn thị trường sau lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ.
Nếu các nhà xuất khẩu gạo lớn khác như Việt Nam và Campuchia áp đặt hình thức hạn chế xuất khẩu, và các nhà nhập khẩu lớn như Indonesia và Malaysia đua nhau tích trữ, thì thế giới sẽ chứng kiến "sự hỗn loạn có thể xảy ra trên thị trường gạo", ông Mohanty, Giám đốc vùng của công ty nghiên cứu nông nghiệp International Potato Center (CIP), nói.
Nhịp sống thị trường