MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nước rất cần nhưng 8 loại nước sau thì không nên uống

07-05-2017 - 08:21 AM | Sống

Vào mùa hè, cơ thể cần nhiều nước hơn nhưng không phải loại nước nào cũng uống được. Dù khát tới mấy chúng ta cũng không nên uống 8 loại nước sau để tránh gây hại cho sức khỏe.

Mọi hoạt động trong cơ thể con người đều cần đến nước, nhất là khi mùa hè đến, cơ thể chúng ta càng cần đủ nước. Nhưng trong điều kiện hiện tại, do ô nhiễm môi trường, chất lượng nước nhiễm bẩn, rất nhiều nguồn nước chứa chất độc hại, nguy hiểm cho sức khỏe con người.

Chúng ta cần uống đủ nước mỗi ngày nhưng cũng cần quan tâm đến chất lượng nước để an toàn cho sức khỏe. Dưới đây là 8 loại nước ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, dù thế nào cũng không nên uống! Hãy tìm hiểu để tránh xa chúng.

1. Nước lưu trữ quá lâu

    Nước đun sôi để lâu, chất hữu cơ có chứa ni tơ trong đó sẽ không ngừng bị phân giải thành natri nitric, đặc biệt là thời gian lưu trữ quá lâu, khó tránh khỏi nhiễm khuẩn, lúc đó chất hữu cơ chứa ni tơ sẽ đẩy nhanh tốc độ phân giải, chất natri nitric phát triển càng nhiều.

    Uống loại nước đó, natri nitric kết hợp với hemoglobin (HGB) ảnh hưởng đến chức năng vận chuyển oxy trong máu.

    Vì vậy, nước để lâu ngày trong bình chứa, nước còn sót lại sau vài lần đun, nước đun sôi quá lâu trên bếp, các thành phần trong nước đều đã bị biến đổi, lưu ý không nên uống nữa. Chỉ nên uống nước đun sôi một lần, nước để không quá 24 giờ.

    Ngoài ra, các loại nước đóng chai, nước tinh khiết, nước khoáng cũng không được lưu trữ quá lâu. Nước tinh khiết đóng trong bình lớn, chai lớn, nước khoáng đã mở nắp chỉ nên uống trong vòng 3 ngày .

    2. Nước không đun sôi

      Nhiều người thường uống nước tự nhiên, là nước đã được xử lý bằng clo khử trùng, trong nước đã qua clo xử lý vẫn còn có thể tách được 13 loại chất có hại, trong đó halogenated hydrocarbon, Chloroform là chất có tác dụng gây ung thư, gây dị dạng cho thai nhi.

      Khi uống nước chưa đủ sôi (chỉ đạt 90 độ C) hàm lượng halogenated hydrocarbon vốn là 53 mg/kg sẽ tăng lên 177 mg, vượt quá tiêu chuẩn cho phép đến 2 lần.

      Uống nước chưa đun sôi, khả năng gia tăng ung thư bàng quang, ung thư trực tràng lên đến 21%-38%. Khi nước đun sôi đạt 100 độ C, hai loại chất độc hại trên sẽ giảm đáng kể theo sự bay hơi của nước, nếu tiếp tục đun sôi thêm 3 phút nữa, nước uống càng an toàn hơn.

      3. Nước sáng sớm vừa ra khỏi vòi

        Thói quen của nhiều người là thức dậy sáng sớm vặn vòi nước uống ngay một cốc nước tự nhiên. Cảnh báo những ai có thói quen sai lầm này nên từ bỏ sớm.

        Bởi vì, nước tự nhiên trong vòi nước kim loại và ống nước kim loại sau một đêm ngừng chảy sẽ sinh ra phản ứng hydrated reaction, tạo ra loại nước nhiễm kim loại. Hơn nữa, trong nước tự nhiên những vi sinh vật còn sót lại cũng sẽ sinh sôi phát triển và sinh ra một loại vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm đường hô hấp cấp- vi khuẩn Legionella .

        4. Nước lão hóa

          Hay còn gọi là “nước chết”, cũng chính là nước có thời gian dài lưu trữ tù đọng không di chuyển. Thường xuyên uống nước này, đối với trẻ em đang giai đoạn phát triển sẽ làm chậm quá trình chuyển hóa tế bào, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể, người lớn tuổi thì đẩy nhanh tốc độ lão hóa.

          Ngoài ra, theo nghiên cứu, một số nơi có có tỷ lệ phát bệnh ung thư dạ dày, ung thư đường tiêu hóa ngày càng cao, nhiều khả năng liên quan đến việc sử dụng lâu dài nước lão hóa. Tài liệu liên quan cho thấy, chất độc hại trong nước lão hóa sẽ gia tăng theo thời gian lưu trữ nước.

          5. Nước nồi hấp

            Là loại nước thừa ra sau khi hấp đồ ăn, đặc biệt là nước được sử dụng nhiều lần hấp đi hấp lại, nồng độ natri nitric rất cao. Nếu thường xuyên uống loại nước này, hay dùng nước này để nấu cơm, dễ dẫn đến nhiễm độc natri nitric.

            Ngoài ra, cặn bẩn trong nước của nồi hấp sau khi theo nước vào cơ thể sẽ dẫn đến các biến chứng về bệnh tiêu hóa, thần kinh, tiết niệu, máu và tuần hoàn…Làm cho cơ thể sớm lão hóa. Đó là do trong cặn bẩn có chứa nhiều các chất độc hại như cadmium, thủy ngân, asen, nhôm….

            6. Nước lấy từ vòi vừa đun sôi

              Nhiều người thích uống nước vừa đun sôi, nhưng có một điều mà mọi người không biết! Vì nước lã từ vòi của chúng ta đều đã qua khử trùng bằng clo, các chất hữu cơ còn sót lại trong nước kết hợp với clo sẽ tạo ra các hợp chất gây ung thư.

              Cách uống nước an toàn là: Sau khi lấy nước từ vòi vào ấm nên để một lát rồi mới đun; Khi nước đã sôi mở nắp ấm. Cuối cùng, sau khi nước sôi đợi 3 phút mới tắt bếp, như vậy mới hạn chế được hàm lượng độc tố trong nước, đảm bảo được tiêu chuẩn an toàn chất lượng. Đó mới chính xác là “nước sôi”.

              7. Nước đun đi đun lại nhiều lần

                Hiện nay, phần lớn các gia đình đều dùng ấm điện đun nước sôi, rất tiện lợi. Nhiều người đun sôi nước một lần uống không hết, lại tiếp tục đun lại để uống hoặc đổ nước còn thừa trong phích vào ấm đun sôi lại để uống, mục đích là tiết kiệm nước, tiết kiệm điện, tiết kiệm thời gian….Những cách làm này đều không đảm bảo.

                Nước đã đun rồi lại đun làm cho nước lại bốc hơi lần nữa, hàm lượng natri nitric sẽ tăng cao, thường xuyên uống nước này, natri nitric sẽ tích lũy trong cơ thể có thể gây nhiễm độc.

                8. Nước trà để qua đêm

                  Vì thời gian quá dài, các vitamin trong nước trà để qua đêm đã bị mất đi. Còn các protein, carbohydrate… trong trà khi ngâm lâu trong nước ngược lại trở thành chất nuôi các vi khuẩn nấm mốc. Tóm lại, không nên uống chúng.

                  *Theo Ifeng

                  Theo Thúy Nha

                  Trí thức trẻ

                  Trở lên trên