MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nuôi con tránh 4 điều này, mẹ Hà Nội hưởng trái ngọt sau nhiều năm, nhìn con hiện tại mà ngẫm: "Mình dạy đúng cách"

02-01-2025 - 13:15 PM | Sống

Tránh được 4 điều này, mẹ Hà Nội khẳng định có thể nuôi dạy nên một em bé tự tin, không nhút nhát, dám nói ra ý kiến của mình.

Ba mẹ nào cũng mong sẽ nuôi dạy một em bé ngoan ngoãn, đáng yêu, tự tin thể hiện bản thân mình. Một em bé tự tin sẽ có nhiều cơ hội hơn trong học tập, cuộc sống, được mọi người tin tưởng, yêu thương.

Thế nhưng, có nhiều ba mẹ cảm thấy lo lắng khi không hiểu sao con càng lớn càng mất đi sự tự tin vốn có. Lúc nào cũng là một em bé nhút nhát, sợ hãi mọi thứ. Thậm chí, nhiều ba mẹ còn bỏ tiền tìm lớp học nâng cao sự tự tin, nhưng kết quả thu về không được là bao.

Mới đây, chị Nhung (sống tại Hà Nội) đã chia sẻ về 4 điều nên tránh khi nuôi con mà nhiều ba mẹ hiện nay vẫn mắc phải.

"Câu hỏi Nhung nhận được nhiều nhất từ các bố mẹ là: Làm sao để con bớt nhút nhát, con tớ hay sợ, không được tự tin như người khác, có lớp học nào cải thiện không?

Thường các bố mẹ sẽ kỳ vọng gửi con đến 1 lớp học ngoại khóa nào đó, và hi vọng thầy cô dạy cho con sự tự tin. Nhưng các bố mẹ không biết rằng, điều đó không quá cần thiết. Nếu con các bố mẹ đang bị sợ hãi, thiếu tự tin, nhút nhát thì cần hiểu nguyên nhân gốc rễ của việc này thì sẽ giúp con dễ hơn.

Gấu và Voi nhà Nhung, thực sự tự tin, dám nói ra suy nghĩ của mình, cũng không quan tâm ai đánh giá về mình. Nội lực vững từ bên trong đến tự sự tự tin được tôi luyện theo năm tháng. Nếu 1 em bé thiếu tự tin có thể đến từ những nguyên nhân sau", chị Nhung nhấn mạnh.

1. CON THƯỜNG XUYÊN BỊ QUÁT MẮNG, ĐỔ LỖI VÀ BỊ CHỈNH SỬA

Những đứa trẻ sống trong môi trường bị la mắng, quát, và thường xuyên bị phạt khi làm sai. Ban đầu con có thể vô tư để thể hiện bản thân, vì với khuôn mẫu người lớn có thể không đúng, nhưng dưới con mắt trẻ thì lại thú vị. Sự vô tư không nỗi sợ được dập tắt bởi ánh mắt cau mày khó chịu, quát mắng, và phạt khi con làm sai. Điều này khiến con luôn nhìn thấy mọi quyết định, lời nói, hành động của con không đúng, tất nhiên vì quá sợ sai nên con không bao giờ dám quyết định gì mà chỉ chờ bố mẹ cho phép mới dám làm.

Bố mẹ luôn muốn con tự tin nhưng lại rất thích đưa ý kiến và can thiệp vào mọi việc, từ mặc cái áo đúng hay đi dép trái phải, đơn giản lỡ vỡ cốc cũng quát mắng và phạt. Lâu dần nuôi dưỡng 1 đứa trẻ đầy nỗi sợ. Thường Nhung không chỉnh sửa, Nhung chỉ nói mẹ nghĩ là thế này... con thấy ý kiến đó thế nào? Cho Gấu, Voi tự đưa ra suy nghĩ, nếu hợp lý Nhung cũng sẽ đồng ý tôn trọng con, chứ không chỉnh sửa.

2. BỊ SO SÁNH VỚI CON NHÀ NGƯỜI TA

Khuôn mẫu con nhà người ta là 1 cái tên mà không ai biết con nhà nào, nhưng bố mẹ thường xuyên nói là sao con không giỏi, con không phải nhất lớp như bạn A, B, hay sao con hư vậy nhỉ, các bạn ngoan thế nào... chẳng ai thích bị so sánh với ai, nhưng người lớn lại tự cho mình cái quyền là đưa ra chuẩn mực và ép con mình phải theo, nên những đứa trẻ cố gắng hài lòng bố mẹ, vì đơn giản khuôn mẫu đó được nói và lặp đi lặp lại nhiều lần. Nếu không nghe theo lại bị mắng.

Và rồi đân con cũng mất đi sự tự tin, nhút nhát và nhiều nỗi sợ. Con mình là phiên bản duy nhất và giới hạn, nên chẳng cần so sánh với ai, hãy tin tưởng và tập trung điểm mạnh cho con, khen thưởng khích lệ nhiều hơn để nuôi dưỡng sự tự tin của con.

Nuôi con tránh 4 điều này, mẹ Hà Nội hưởng trái ngọt sau nhiều năm, nhìn con hiện tại mà ngẫm:
Nuôi con tránh 4 điều này, mẹ Hà Nội hưởng trái ngọt sau nhiều năm, nhìn con hiện tại mà ngẫm:

Chị Nhung và em bé Gấu

3. THIẾU SỰ LẮNG NGHE, TÔN TRỌNG VÀ ÁP ĐẶT

Bố mẹ cứ bảo con không như ý mình, nhưng đa phần lại không dành thời gian để lắng nghe suy nghĩ của con, chỉ lắng nghe chuẩn mực trong đầu mình thôi, lâu dần ý kiến của con sẽ bớt dần, vì nói cũng không thay đổi được gì, thì tốt nhất theo sự sắp đặt. Sự tự tin của con sẽ mất dần khi luôn phải dồn nén và theo ý chuẩn mực của 1 ai đó.

Nhung dành thời gian lắng nghe những câu chuyện, cảm xúc, hay nghe quan điểm của con về điều gì đó, không đưa suy nghĩ mình vào áp đặt mà chỉ nghe, sau đó kể câu chuyện của mình thôi, làm bạn để con tin tưởng đồng hành.

4. MÔI TRƯỜNG PHÊ PHÁN, KIỂM ĐIỂM

Đi học nếu sai thì bị phạt, viết bản kiểm điểm, sổ đầu bài, hay đứng góc lớp, thậm chí phạt trước trường rất nhiều người. Điều này khiến 1 đứa trẻ thấy mình vô dụng, nhiều lỗi lầm, bị chê cười thiếu tôn trọng, lâu dần trở nên ngỗ ngược, hoặc chọn im lặng vì đơn giản sợ sai. Đó là lý do Nhung lựa chọn trường cho Gấu, Voi rất kỹ, vì đơn giản ngôi trường đó không có giấy khen, không có bảng điểm cho chuẩn mực học giỏi, không có khiển trách trước đông người. Mỗi người là 1 cá thể với điểm mạnh riêng. Đó là lý do Gấu Voi không sợ sai, mà thử để có bài học cho riêng mình, tự tin nói ra suy nghĩ.

Nếu các bố mẹ hiểu được gốc rễ, thì sẽ hiểu được là không lớp học nào nuôi dưỡng được sự tự tin của trẻ trong 1-2 tháng, mà nó là hành trình để con học, hoàn thiện, dưới sự dẫn dắt của bố mẹ, và môi trường con sống. Chúc các bố mẹ an nhiên đồng hành với con.

Những điều chị Nhung chia sẻ nhận được sự đồng tình của các bố mẹ. Nuôi dạy một đứa trẻ tự tin, vui vẻ không phải là điều dễ dàng. Bên cạnh đó, các mẹ cũng cần dạy con có tính khiêm tốn, hiểu chuyện để được mọi người yêu thương. 

Theo An Chi

Phụ nữ số

Trở lên trên