Sau 50 tuổi, người càng “lười”, hay ngồi nhiều càng cần làm 1 việc để kéo dài tuổi thọ: Chưa đến 30 phút mà lợi ích vô vàn
Thói quen ngồi lâu, ít vận động gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, rút ngắn tuổi thọ mà nhiều người vẫn chủ quan.
- 07-01-2025107 tuổi, cụ ông vẫn đam mê bộ môn mạo hiểm khiến giới trẻ ‘‘khiếp sợ’’: Tiết lộ bí quyết sống thọ ít ai ngờ
- 07-01-2025Đây chính là người Việt Nam đầu tiên đỗ Đại học Harvard!
- 07-01-2025Người phụ nữ gửi tiết kiệm 3,4 tỷ đồng, 5 năm sau còn 0 đồng lại bị tố lừa đảo, tòa án phán quyết: Ngân hàng phải chịu 100% trách nhiệm
Thói quen ngồi lâu, đặc biệt là của dân văn phòng có thể gây ra nhiều hệ lụy sức khỏe mà nhiều người không ngờ tới. Các nghiên cứu gần đây đã cho thấy việc ngồi lâu, ít vận động có thể gây ra chứng mất trí nhớ, tăng nguy có mắc các bệnh như tim, tiểu đường, đột quỵ, huyết áp và cholesterol cao dẫn đến tử vong sớm.
Một nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Y học Thể thao Anh đã phát hiện ra giải pháp kéo dài tuổi thọ cho những người trung niên phải ngồi làm việc trong thời gian dài. Các nhà khoa học đã phân tích dữ liệu của gần 12.000 người trên 50 tuổi, thu thập từ 2 nghiên cứu của Na Uy, 1 nghiên cứu của Thụy Điển và 1 nghiên cứu của Mỹ.
Những người tham gia nghiên cứu được theo dõi ít nhất 2 năm, trong đó có hơn 6.000 người cho biết họ ngồi từ 10,5 tiếng/ngày. Nhóm nghiên cứu cũng thu thập dữ liệu về các yếu tố ảnh hưởng khác, từ tiền sử hút thuốc đến các bệnh mãn tính như tim mạch, ung thư, tiểu đường.
Kết quả cho thấy việc ngồi yên hơn 12 tiếng/ngày làm tăng 38% nguy cơ tử vong sớm nhưng hoạt động thể chất có thể giảm thiểu điều này. Tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Edvard Sagelv, ĐH Bắc Cực Tromsø Na Uy cho biết: "Chỉ cần tập thể dục trên 22 phút/ngày với cường độ từ vừa phải đến mạnh mẽ làm giảm nguy cơ tử vong sớm, giúp kéo dài tuổi thọ".
Vị tiến sĩ này nhận định hoạt động thể chất thường xuyên mang lại tác dụng đáng kinh ngạc, "vừa phòng ngừa vừa là thuốc, giống như đánh răng để tránh sâu răng". 22 phút chỉ là con số trung bình, càng vận động nhiều thì càng kéo dài tuổi thọ.
Ví dụ tập thể dục thêm 10 phút ngày có thể giảm 15% nguy cơ tử vong ở những người ngồi ít hơn 10,5 giờ. Với những người phải ngồi lâu hơn 10,5 tiếng/ngày, thêm 10 phút vận động thể chất còn giảm đến 35% nguy cơ tử vong sớm.
Tiến sĩ Edvard Sagelv gợi ý với những người bận rộn có thể tập thể dục 50 phút/ngày, 3 ngày/tuần cũng đem lại lợi ích tương đương. Các bộ môn được Tiến sĩ Na Uy gợi ý là đi bộ nhanh, đi bộ với tốc độ bình thường nếu leo đồi, đạp xe với vận tốc trung bình, làm vườn hoặc thậm chí là chơi với trẻ em. "Nếu quá bận rộn, hãy luôn đi cầu thang bộ hoặc xuống xe buýt trước 1 điểm dừng, sau đó đi bộ đến nơi bạn muốn đến", Tiến sĩ Edvard Sagelv nói.
Theo PGS, Tiến sĩ về khoa học thể dục ứng dụng Mỹ Jay Dawes, mọi người nên tập thể dục buổi sáng để thúc đẩy quá trình trao đổi chất và có thể tăng năng suất cũng như sự tỉnh táo suốt cả ngày. Tập thể dục buổi sáng còn được chứng minh mang lại kết quả tốt hơn với những người muốn giảm cân.
PGS, Tiến sĩ Jay Dawes cũng gợi ý mọi người nên trang bị một thiết bị đo lường tiến độ và theo dõi kết quả theo thời gian, tạo động lực lớn để duy trì việc tập thể dục thường xuyên. "Điều quan trọng là sự duy trì liên tục, nhất là khi việc nằm trên ghế thoải mái hơn nhiều so với nỗ lực sắp xếp thời gian và vận động", Tiến sĩ Edvard Sagelv nhận định.
Nhiều nhà khoa học nhận định kết quả của nghiên cứu sẽ là động lực để mọi người tập thể dục chăm chỉ hơn vì chỉ tốn một khoảng thời gian ngắn mỗi ngày cũng đủ tác động tích cực đến sức khỏe. Nhất là tại các quốc gia phát triển, Tiến sĩ Sagelv và các đồng nghiệp của ông ước tính rằng người trưởng thành dành trung bình 9 đến 10 giờ mỗi ngày để ngồi, chủ yếu là làm việc.
Nghiên cứu mới đây của ĐH Columbia cho thấy tập thể dục, di chuyển nhẹ nhàng 5 phút sau 30 phút ngồi làm giảm đáng kể cả lượng đường trong máu và huyết áp. Tạp chí Tim mạch Dự phòng Châu Âu cũng cho biết không cần đi bộ 10.000 bước/ngày mà chỉ cần 8.000 bước, 3 ngày/tuần để đủ để kéo dài tuổi thọ.
(Theo Express, Everydayhealth)
Đời sống Pháp luật