MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ồ ạt rút BHXH một lần: Ai có thể chờ đến lúc nhận lương hưu?

08-05-2022 - 16:56 PM | Xã hội

Quy định đóng và hưởng BHXH về cơ bản không phù hợp với người lao động ngoài nhà nước nên việc rút BHXH1 lần với đối tượng này là hoàn toàn dễ hiểu.

Liên tiếp trên báo in lẫn Báo điện tử, Báo Người Lao động đã đặt vấn đề về tình trạng ồ ạt rút BHXH một lần. Liên quan đến vấn đề này, mới đây, Văn phòng Chính phủ đã có thông báo số 28 về kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp về tình hình giải pháp khắc phục thiếu hụt lao động.

Theo đó, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) phối hợp với BHXH Việt Nam và các bộ, ngành, cơ quan liên quan nghiên cứu, hoàn thiện chính sách hỗ trợ NLĐ gặp khó khăn trong quá trình sửa đổi, bổ sung Luật BHXH để hạn chế tình trạng rút BHXH một lần.

Phản ánh đến Báo Người Lao động, rất nhiều bạn đọc cho rằng một quy định đóng – hưởng, tuổi nghỉ hưu của Luật BHXH hiện hành bộc lộ một số bất cập, dẫn đến việc chưa thu hút người tham gia.

Bạn đọc Hai lúa bày tỏ: Xin hỏi bây giờ lương 100% các khoản phụ cấp, tăng ca, làm thêm....mà còn chưa đủ sống, nghỉ hưu chỉ lĩnh được cao nhất 75% chỉ một số rất ít là đủ 35 năm đóng lương cơ bản, các khoản khác mất sạch vậy sống như thế nào không rút một lần mới là chuyện lạ, rút một lần là điều tất yếu. Một bạn đọc tên Dung góp ý: Tuổi nghỉ hưu quá cao, bây giờ bệnh tật nhiều, nhiều người 50-60 đã bị bệnh ra đi rồi, khi ra đi còn chưa đủ tuổi hưởng lương hưu nữa. Vậy nên người ta mới có xu hướng rút 1 lần".

Bạn đọc Hà Nguyễn chia sẻ: Ở nước ngoài dân số già, thiếu lao động nên người ta kéo dài tuổi nghỉ hưu. Ở nước ta lực lượng lao động trẻ thất nghiệp rất nhiều. Kéo dài tuổi nghỉ hưu mất cơ hội của người lao động trẻ. Già thì lạc hậu, trì trệ, sức khỏe kém năng suất lao động không cao, dễ bị tai nạn. Trẻ năng động, kiến thức mới, có sức khỏe... Đáng lẽ nước ta nên giảm tuổi nghỉ hưu xuống mới đúng. Nghỉ hưu 62 thì người ta sống được mấy năm nữa thì chết. Sống trung bình 74 tuổi, như vậy người hưởng lương hưu nhận được 12 năm".

Bạn đọc Ngô Tùng đặt câu hỏi: "Làm công nhân cho doanh nghiệp công ty nước ngoài thử hỏi được mấy người được làm việc đến 55 tuổi .Có khi chưa đến 50 đã bị sa thải rồi?". Theo bạn đọc Ngô Đức Lệ, vấn đề cốt lõi  là lương hưu lúc lĩnh không đủ sống. Thứ 2 là nếu cứ để chủ lao động đóng 20%, còn ngưởi lao động đóng 8% thì chủ sử dụng lao động luôn tìm cách đóng mức thấp nhất, lách luật, trốn nghĩa vụ đóng BHXH. Dẫn đến nợ BHXH, người lao động thiệt thòi nên họ rút một lần là đúng. "Sao không bắt chủ lao động chi trả tiền BHXH vào lương họ hưởng và đóng bảo hiểm bắt buộc. Nếu không đóng thì truy thu. Lúc đó người lao động được hưởng lợi và sẽ giảm được số người rút BHXH một lần" - bạn đọc Lệ góp ý.

Bạn đọc có nickname Dungpro11 thì cho rằng quy định đóng và hưởng BHXH về cơ bản không phù hợp với người lao động ngoài nhà nước nên việc rút BHXH 1 lần với đối tượng này là hoàn toàn dễ hiểu. Một bạn đọc giấu tên đồng tình với các đặt vấn đề của Báo Người Lao động và cho biết người lao động ở độ tuổi 50 không một doanh nghiệp nào nhận. "Công thức tính bình quân 30 năm đóng BHXH là không phù hợp, tuổi nhận hưu 60-62 không hợp lý với người Việt Nam. Thử hỏi anh chị giới thiệu việc làm xem có đúng không khi NLĐ nộp đơn xin việc ở độ tuổi từ 50 có ai nhận làm văn phòng nữa hay không hay làm bảo vệ/công việc tay chân? Thế thì nam 50 tuổi đến 62 tuổi làm gì để sống đến khi nhận tiền hưu đây?"- bạn đọc này góp ý.

 Ồ ạt rút BHXH một lần: Ai có thể chờ đến lúc nhận lương hưu?  - Ảnh 1.

Góp ý hoàn thiện chính sách, theo bạn đọc Trần Anh Phú thì nên rút xuống 15 năm đóng BHXH thì đủ năm để nghỉ hưu và từ trên 50 tuổi thì có quyền nghỉ hưu. "Không ai đợi tới năm 62 tuổi cả, biết có sống tới tuổi đó không mà lãnh lương hưu" - bạn đọc này viết. Một bạn đọc giấu tên thốt lên: "BHXH xin đừng đỗ lỗi 1 phía mà hãy lắng nghe khó khăn người lao động thì mới xây dựng đc chính sách hoàn thiện để họ không rút 1 lần".

Theo bạn đọc Nguyễn Thị Thu, nếu cứ áp cứng nhắc 62 tuổi mới nhận sổ hưu thì người lao động chờ lâu sẽ rút 1 lần, do vậy nên linh động giảm tuổi nhận sổ hưu xuống 50 tuổi hoặc 55 tuổi thì sẽ ít người rút 1 lần, rất đơn giản. Đồng quan điểm, bạn đọc Trần Văn Tâm bày tỏ: BHXH cần linh hoạt cho về hưu sớm, giảm năm đóng bảo hiểm và giảm tuổi được hưởng lương hưu, ví dụ đóng bảo hiểm 15 năm và nam 50 tuổi hoặc 55 tuổi có thể cho hưởng hưu, tạo điều kiện cho người lao động để thu hút nhiều người tham gia. Tương tự, bạn đọc Nguyễn Lành cho rằng tuổi nghỉ hưu tăng 60, 62 không phù hợp với người lao động trực tiếp, và những người làm ở đơn vị Kinh doanh, doanh nghiệp. Ngoài 45 tuổi lãnh đạo đã muốn cho nghỉ. "Tuổi hưởng lương tăng thì người lao động làm sao chờ được. Mong mỏi BHXH nghiên cứu xem xét. Giảm tuổi được hưởng lương hưu" - bạn đọc này đề xuất.

Nên giảm tuổi nghỉ hưu

"Nhà nước cần phải có những giải pháp đồng bộ chứ không thể thấy việc rút BHXH một lần tỉ lệ cao thì tìm cách chặn không cho rút. Nhà nước phải lần dò tìm đúng những nguyên nhân nào tỉ lệ rút BHXH một lần và phải giải quyết cái gốc của những nguyên nhân đó. Để giữ ổn định quỹ BHXH phải sử dụng đúng mục đích đồng tiền của NLĐ và DN đóng góp, chống tham nhũng, lãng phí tiêu cực; đầu tư thì phải sinh lời và thu hồi được vốn và lãi, bộ máy tinh giảm thật gọn. "Tuổi lĩnh lương hưu tăng lên cũng là nguyên nhân NLĐ rút một lần vì chưa lĩnh hưu bệnh tật mất rồi; phải có chế độ trợ cấp sao cho họ có một khoản tiền để ngày có hai bữa cơm trước khi được lĩnh tiền hưu mà không tìm được công ăn việc làm"- Bạn đọc Kim Thương góp ý.

Theo An Khánh

Người lao động

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên