Ở điểm xa xôi nhất trên Trái Đất, các nhà khoa học đã nghe thấy một âm thanh kỳ lạ với tần số cực thấp
Đây là một trong những âm thanh dưới nước lớn nhất từng được ghi lại.
- 10-03-2024Phát hiện "biển vũ trụ" lơ lửng, nhiều nước gấp 3 lần Trái Đất
- 10-03-2024Sự thật về vật thể "sẽ lao vào Trái Đất năm 2029"
- 04-03-2024Những hành tinh giống Trái đất nhất từng được con người phát hiện
- 21-12-2023F-35 của Mỹ rơi mất một bộ phận khi bay qua Thái Bình Dương
- 21-11-2023Ý tưởng dẫn nước từ Thái Bình Dương qua đường ống dài 1.300 km cứu hồ nước mặn khô cạn
Point Nemo ở phía nam Thái Bình Dương được cho là địa điểm xa xôi nhất hành tinh. Khi những con tàu đi qua nó, chúng sẽ cách đất liền gần nhất 2.689 km. Trong khi Trạm vũ trụ quốc tế bay qua phía trên, thì khoảng cách giữ các thủy thủ và các phi hành gia trên trạm con gần hơn khoảng cách giữa các thủy thủ với đất liền, vì họ chỉ ở cách đầu họ 400 km.
Do sự cô lập và các dòng hải lưu ở đó có rất ít cá và ngư dân nên khu vực này đã trở thành nghĩa địa cho các tàu vũ trụ cũ. Cũng như các vệ tinh cũ đã quay trở lại quỹ đạo Trái Đất và đi vào khu vực, trạm vũ trụ Mir của Liên Xô/Nga đã kết thúc "cuộc đời" ở đáy đại dương.
Chính tại đây, vào năm 1997, Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Hoa Kỳ (NOAA) đã phát hiện ra một âm thanh tần số cực thấp kỳ lạ. Âm thanh được phát hiện bởi các hydrophone đặt trên Thái Bình Dương, rất mạnh và cực kỳ lớn, nằm trong số những âm thanh lớn nhất từng được ghi lại dưới nước.
Tiếng ồn đó là một điều bí ẩn, lớn đến mức nó được thu bởi các ống nghe dưới nước cách nhau 4.800 km. Một số người, bao gồm cả nhà hải dương học Chris Fox của NOAA, đã suy đoán rằng những âm thanh này có thể là do một động vật biển gây ra.
Fox nói với CNN: "Có rất nhiều thứ gây ồn ào ở dưới đó. Cá voi, cá heo hay một số loài cá khác có thể là nguồn phát ra những tiếng ồn này".
Trên thực tế, không có loài động vật nào được biết đến có khả năng tạo ra âm thanh như vậy, dẫn đến một số suy đoán rằng nó có thể là một con mực khổng lồ hoặc một loài quái vật biển chưa được biết đến khác. Tuy nhiên, vào thời điểm đó Fox cũng đưa ra lời giải thích khác có vẻ hợp lý hơn.
"Tôi nghĩ nó có thể liên quan đến việc băng nứt gãy thành những tảng băng lớn, hoặc những tảng băng lớn cào đáy đại dương", Fox nói thêm. "Nó luôn đến từ phía nam. Chúng tôi nghi ngờ rằng đó là băng ngoài khơi Nam Cực".
NOAA cũng đã phát hiện ra những âm thanh tương tự như tiếng bloop trước đây và thậm chí đã sử dụng chúng để theo dõi tảng băng trôi A53a khi nó tan rã.
Phòng thí nghiệm Môi trường Biển Thái Bình Dương giải thích: "Âm thanh phổ rộng được ghi lại vào mùa hè năm 1997 phù hợp với các trận động đất do băng trôi tạo ra khi chúng nứt và gãy" .
"Các trận động đất có biên độ đủ để được phát hiện trên nhiều cảm biến ở phạm vi hơn 5.000 km. Dựa trên góc phương vị đến, các tảng băng trôi tạo ra tiếng bloop rất có thể nằm giữa eo biển Bransfield và Biển Ross, hoặc có thể ở Cape Adare".
Tham khảo: Iflscience
Đời sống & pháp luật