MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ở nhà cũ, cụ ông sống nhờ trợ cấp, khi sắp phá dỡ mới biết sự thật bất ngờ

28-05-2023 - 19:05 PM | Sống

Ngôi nhà dột nát mà tổ tiên để lại cho ông Dương không ngờ chứa có giá trị mà cả gia đình ông chưa bao giờ mơ tới.

Đối với đại đa số người Trung Quốc, nhà có ý nghĩa quan trọng, là biểu tượng của tổ ấm. Mục tiêu của nhiều người trẻ sau khi đi làm là có thể tiết kiệm đủ tiền để sở hữu một ngôi nhà của riêng mình.

Tuy nhiên, với sự tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế, giá nhà đất tăng lên không ngừng. Việc sở hữu một căn nhà không còn là điều dễ dàng đối với người trẻ, thậm chí là người trung niên. Tuy nhiên, có một ông lão ở Hồ Bắc, Trung Quốc sống trong ngôi nhà trị giá 300 triệu NDT (tương đương 1000 tỷ đồng) nhưng lại sống trong cảnh nghèo khó. Điều này khiến nhiều người tò mò về hoàn cảnh của ông lão.

Cuộc sống chẳng mấy dư dả

Trong một khu rừng núi ở Hàm Ninh, Hồ Bắc, có một ông lão họ Dương, tổ tiên của ông đã sống ở đây qua nhiều thế hệ. Vì sống ở vùng núi, giao thông đi lại không thuận tiện nên ông không có cách nào ra ngoài làm việc kiếm tiền. Cả gia đình ông sống trong căn nhà cũ dột nát, cuộc sống eo hẹp.

Ngôi nhà cổ bằng gỗ của gia đình họ đã có lịch sử nhiều năm, đến nay đã bắt đầu cũ kỹ, chỉ là nơi che gió che mưa. Bên trong nhà là một số đồ đạc bằng gỗ đơn sơ và cũ kỹ, những bức tường đã loang lỗ do sự bào mòn của năm tháng.

Vì cuộc sống khó khăn nên ông Dương đã làm đơn gửi chính quyền địa phương xin trợ cấp giảm nghèo. Chính quyền đã chấp thuận đơn của ông. Vì tuổi cao nên ông hầu như không thể làm việc, chỉ có thể sống bằng trợ cấp sinh hoạt phí hàng tháng.

Ở nhà cũ, cụ ông sống nhờ trợ cấp, khi sắp phá dỡ mới biết mình nằm trong đống tiền - Ảnh 1.

Ông Dương và căn nhà cũ. Ảnh: Sohu

Khi con trai trưởng thành, anh buộc phải ra ngoài làm ăn. Ở nhà chỉ còn lại lão Dương và người vợ sống nương tựa vào nhau. Tuy nhiên, tình hình kinh tế gia đình vẫn chẳng thể khá lên được.

Khi con trai chuẩn bị cưới vợ, cả gia đình ông Dương vẫn chưa có đủ tiền cho con. Vào năm 2015, lão Dương được thông báo rằng ngôi nhà của ông sắp bị phá bỏ. Cả gia đình vui mừng, bởi vì sẽ có một khoản trợ cấp cho việc phá dỡ, con trai của ông có thể cưới vợ.

Tuy nhiên khi ngôi nhà chuẩn bị phá dỡ, gia đình lão Dương nhận được tin bất ngờ.

Ngôi nhà cũ bỗng hóa "kho báu"

Khi các chuyên gia nhìn thấy ngôi nhà, họ đã rất ngạc nhiên, không phải vì lịch sử lâu đời của ngôi nhà mà vì chất liệu. Theo đánh giá của những người có chuyên môn, ngôi nhà này được xây dựng bằng gỗ trinh nam vàng. Đây là loại thực vật được bảo tồn cấp quốc gia, rất hiếm và rất quý.

Điểm đặc trưng của loại gỗ này chính là lớp thịt bên trong cây có những đường vân màu vàng óng ả, nhìn như những sợi tơ vàng vô cùng đẹp mắt. Chúng thường mọc trong những khu rừng lớn ở độ cao 1.500m so với mực nước biển, thường phân bố ở Quý Châu, Tứ Xuyên, Hồ Bắc (Trung Quốc). Vào thời cổ đại, gỗ trinh nam được dùng riêng để xây dựng và trang trí nội thất của các cung điện hoàng gia.

Ở nhà cũ, cụ ông sống nhờ trợ cấp, khi sắp phá dỡ mới biết mình nằm trong đống tiền - Ảnh 2.

Ngôi nhà cũ đã tồn tại qua nhiều năm. Ảnh: Sohu

Theo suy đoán của các chuyên gia, tổ tiên của lão Dương hẳn là quan lại của triều đại nhà Minh, và họ đã xây một ngôi nhà như vậy trên núi để làm nơi ẩn náu.

Toàn bộ ngôi nhà đều được làm bằng gỗ trinh nam vàng. Theo ước tính của các chuyên gia, nó trị giá khoảng 300 triệu NDT (tương đương 1000 tỷ đồng). Lão Dương sửng sốt trước con số này. Ngôi nhà dột nát mà ông sống bao nhiêu năm hóa ra lại là dinh thự trị có giá trị lớn như vậy.

Nhiều người khi nghe tin thì ví von ông Dương sống trong ngôi nhà dát vàng mà không biết. 

Ở nhà cũ, cụ ông sống nhờ trợ cấp, khi sắp phá dỡ mới biết mình nằm trong đống tiền - Ảnh 3.

Gỗ trinh nam quý hiếm. Ảnh: Sohu

Quyết định bất ngờ không ai nghĩ tới

Với tư cách là chủ sở hữu của ngôi nhà làm từ gỗ trinh nam có giá trị cực lớn, lão Dương hoàn toàn có thể bán đi để nhận về số tiền khủng. Tuy nhiên sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, cuối cùng ông quyết định giao nó cho nhà nước. 

Trên thực tế, ông đã đưa ra một lựa chọn sáng suốt. Căn nhà gỗ mặc dù trên danh nghĩa trị giá gần 1000 tỷ đồng, nhưng nếu nó thực sự được đem ra đấu giá thì ai mua được? Ngôi nhà có giá một phần là nhờ giá trị lịch sử và văn hóa. Trên thực tế, nếu sở hữu ngôi nhà, việc sinh sống tại đây cũng không hề dễ dàng. 

Việc giao nhà cho nhà nước của lão Dương không những được khen mà còn được đền bù. Nhờ đó cuộc sống của gia đình ông cũng khấm khá hơn. 

Theo Sohu

Thùy Anh

Trí thức trẻ

Trở lên trên