Ô nhiễm không khí, ô nhiễm bụi mịn là nguyên nhân gây ra trầm cảm và rối loạn lo âu ở thanh thiếu niên
Các nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng thanh thiếu niên, đặc biệt là trẻ sơ sinh và những người sống ở các thành phố lớn,là những đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ ô nhiễm không khí.
- 01-10-2019Lựa chọn máy lọc nước như thế nào để bảo vệ sức khoẻ gia đình bạn?
- 01-10-2019Chỉ số ô nhiễm không khí ở Hà Nội báo động: Chuyên gia nói gì?
- 01-10-2019Hà Nội có chỉ số ô nhiễm cao nhất thế giới, Tổng thư ký Hội Hô hấp VN khuyến cáo: Những người đã mắc bệnh về hô hấp không nên ra ngoài
Một nghiên cứu mới đây trên tạp chí Environmental Health Perspectives đã chỉ ra rằng, trẻ em tiếp xúc với không khí ô nhiễm có khả năng cao mắc các bệnh về tâm thần.
Nghiên cứu này tập trung phân tích các hạt bụi mịn PM2.5, đây là loại bụi siêu nhỏ có đường kính nhỏ hơn 2,5 micromet. Chúng có thể đi sâu vào phổi, máu và các cơ quan khác trong cơ thể, gây kích ứng, viêm và các vấn đề về hô hấp, thậm chí nếu tiếp xúc lâu có thể gây ung thư và đau tim.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Cincinnati và Trung tâm Y tế Bệnh viện Nhi Cincinnati, Hoa Kỳ đã xem xét số lần nhập viện do các bệnh về tâm lý của bệnh nhi, cũng như phân tích nồng độ bụi PM2.5 trong các khu vực lân cận. Họ đã phát hiện ra rằng, cứ mỗi khi nồng độ bụi PM2.5 tăng cao trong không khí thì sau vài ngày sẽ có nhiều bệnh nhân đến nhập viện hơn. Các ca nhập viện này thường là để điều trị những chứng bệnh như tâm thần phân liệt, rối loạn điều chỉnh hoặc có ý định tự tử.
Bụi PM2.5 và PM10 được tạo ra từ các hoạt động của con người qua việc đốt than củi, đốt nhiên liệu hóa thạch, bụi từ các công trình xây dựng, bụi đường phố, đốt rác thải, khói máy công nghiệp, phá rừng, hút thuốc. Đặc biệt, bụi PM2.5 là thành phần chính của khói thuốc lá và có thể dễ dàng đi trực tiếp qua đầu lọc thuốc lá đến phổi.
Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng trẻ em ở những vùng khó khăn, thuộc tầng lớp kinh tế xã hội thấp hơn hoặc ít được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sẽ dễ bị ảnh hưởng tâm lý từ ô nhiễm bụi mịn hơn - đặc biệt là chứng rối loạn lo âu và có ý định tự tử.
Nhà nghiên cứu Patrick Ryan cho biết: "Nhìn chung, các nghiên cứu này góp phần khẳng định rằng tiếp xúc với không khí ô nhiễm trong giai đoạn đầu của cuộc đời góp phần gây ra trầm cảm, rối loạn lo âu và các vấn đề sức khỏe tâm thần khác ở tuổi thanh thiếu niên".
Ông cho biết cần thêm nhiều nghiên cứu khác để có thể khẳng định chắc chắn điều này, nhưng phát hiện mới này có thể giúp cảnh báo và phòng ngừa tốt hơn những tác hại do ô nhiễm bụi mịn mang lại.
Ô nhiễm không khí chỉ là một phần trong những tác hại của biến đổi khí hậu đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của con người. Đầu mùa hè năm nay, các chuyên gia đã cảnh báo rằng nhiệt độ ấm hơn, cháy rừng và ô nhiễm không khí đã và đang gây ra chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương, rối loạn lo âu, lạm dụng chất cấm và đặc biệt là trầm cảm.
Một số nghiên cứu gần đây khác cũng đã phát hiện mối liên hệ giữa ô nhiễm không khí và sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên. Một nghiên cứu của Anh vào tháng 3 cho thấy thanh thiếu niên sống ở các thành phố có nguy cơ mắc chứng rối loạn tâm thần ở tuổi trưởng thành cao gần gấp đôi so với những người sống ở khu vực nông thôn do phải tiếp xúc với nitơ dioxide nhiều hơn.
Ô nhiễm không khí chỉ là một phần trong những tác hại của biến đổi khí hậu đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của con người. Đầu mùa hè năm nay, các chuyên gia đã cảnh báo rằng nhiệt độ ấm hơn, cháy rừng và ô nhiễm không khí đã và đang gây ra chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương, rối loạn lo âu, lạm dụng chất cấm và đặc biệt là trầm cảm.
CNN