MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ở nơi làm việc, có một "cái hố", nếu sẩy chân bạn dễ trở thành người vô dụng

17-12-2020 - 11:34 AM | Sống

Ở nơi làm việc, có một "cái hố", nếu sẩy chân bạn dễ trở thành người vô dụng

Chỉ cần bạn bước ra được khỏi vùng an toàn, dù có bước rất chậm đi chăng nữa, rồi bạn cũng sẽ nhận lại được sự tiến bộ. Đời người, nếu không thể ở lì mãi trong vùng an toàn, vậy thì càng sớm bước ra càng tốt, đi khám phá, đi đột phá, đi làm mới hơn bản thân.

"Vùng an toàn" trong tâm lý học đề cập đến trạng thái tinh thần và các kiểu hành vi thói quen của một người. Trong khu vực này, chúng ta có cảm giác kiểm soát, cảm thấy thoải mái về thể chất và tinh thần, không có cảm giác bị áp bức hay căng thẳng. Chúng ta có thể tìm thấy cảm giác an toàn rất cao tại đây, nhất cử nhất động đều rất thoải mái và ổn định.

Trong tâm lý học, tiêu chuẩn vùng an toàn của mỗi người là không giống nhau. Có nghĩa là, mỗi người có một định nghĩa và cảm nhận khác nhau về vùng an toàn và vùng không an toàn, trạng thái bạn cảm thấy thoải mái, với người khác chưa chắc đã thoải mái; bạn cảm thấy không thoải mái, nhưng nó lại hoàn toàn dễ chịu trong mắt người khác.

Vì sao phải ra khỏi vùng an toàn?

Đắm chìm trong vùng an toàn sẽ khiến bạn dần mất đi chí tiến thủ, dậm chân tại chỗ và mất đi cảm giác nguy cơ.

1. Dừng chân tại vùng an toàn = con ếch trong nồi nước ấm

"Sinh vu ưu bi, tử vu an lạc", nghĩ là có khó khăn vất vả mới có ý chí sinh tồn, quá nhàn rỗi hưởng lạc ngược lại sẽ khiến bạn "chết non".

Ở quá lâu trong vùng an toàn sẽ khiến bạn khép mình lại, không muốn tiến lên, và đôi khi cuộc sống còn trở nên rất vô vị.

Nó đồng thời cũng đồng nghĩa với một dạng "nguy cơ", giống như con ếch trong nồi nước ấm vậy, nó khiến chúng ta dần dần mất đi khả năng thay đổi và thích nghi với môi trường mới vì đã quá quen thuộc với môi trường an toàn của mình. Đời người giống như chèo thuyền trên biển vậy, không thể lúc nào cũng sóng yên biển lặng. Đôi khi, những thay đổi lớn trong môi trường sống sẽ buộc bạn phải thoát ra khỏi vùng an toàn của mình, và một khi thay đổi xảy ra, bạn, người đã ở trong vùng an toàn quá lâu sẽ rất khó để vượt qua khó khăn.

2. Dừng chân ở vùng an toàn = con cá khô không có ước mơ

Khi dừng chân tại vùng an toàn quá lâu, chúng ta sẽ đánh mất đi niềm tin để đạt được mục tiêu và địa vị cao hơn, cũng như không có những thay đổi về khả năng hay hành vi.

Con cá khô không có ước mơ sẽ không bao giờ có thể vượt qua được long môn để hóa rồng. Khi biến cố lớn đột ngột xảy đến, với năng lực vốn có của mình, bạn có thể chống chọi lại được với biến cố ấy?

 Ở nơi làm việc, có một cái hố, nếu sẩy chân bạn dễ trở thành người vô dụng  - Ảnh 1.

Làm sao để bước ra khỏi vùng an toàn?

1. Đồng hành cùng thời đại

Thời đại phát triển không ngừng và nhanh chóng, chỉ khi không ngừng học hỏi, không ngừng chạy theo quỹ đạo của thời đại, chúng ta mới giữ được cho mình khả năng cạnh tranh cốt lõi.

Một ngày nào đó, khi bạn nghe thấy đồng nghiệp nói về một việc mà bạn chưa từng nghe qua, hay dùng những từ ngữ mà bạn không hiểu, lúc ấy, bạn nên tự ngẫm lại xem, có phải mình đã bị thời đại đá ra khỏi quỹ đạo của nó rồi không.

2. Chủ động muốn thay đổi

Khi một sự vật mới xuất hiện, đừng sợ hãi và lùi bước, phải không ngừng học tập và thử thách những sự vật mới. Người chủ động muốn thay đổi và học hỏi mới luôn duy trì được giá trị của mình.

 Ở nơi làm việc, có một cái hố, nếu sẩy chân bạn dễ trở thành người vô dụng  - Ảnh 2.

3. Kiên trì

Trong kinh tế học có một thuật ngữ mang tên "chi phí chìm", nó chỉ một khoản chi phí đáng kể mà bạn đầu tư vào một vấn đề nào đó trong quá khứ và những chi phí này sẽ có tác động nhất định đến các quyết định hiện tại hoặc tương lai của bạn.

Áp dụng vào trường hợp này, khi bạn bước ra khỏi vùng an toàn với một bước nhỏ, vì nó nhỏ nên bạn sẽ không cảm thấy khó khăn, rồi bạn tiếp tục trong một khoảng thời gian dài, tới khi trở nên quen thuộc với sự bỏ ra này.

Nếu từng bước nhỏ mà bạn bước ra đem lại cho bạn một kết quả đáng kể, vậy bạn sẽ có động lực để tiếp tục; nhưng nếu kết quả là không tốt, bạn có thể tìm ra vấn đề, điều chỉnh phương thức nỗ lực rồi lại tiếp tục đầu tư.

Khi cảm thấy có thành tựu với những bước nhỏ, bước tiếp theo là phải bước những bước lớn hơn, và tất nhiên đi kèm với nó sẽ là độ khó ngày một tăng lên, hao tổn tinh thần ngày một lớn hơn, nhưng bạn của lúc này, sớm đã "ở trên lưng cọp" rồi, nếu lựa chọn từ bỏ, mọi công sức bạn bỏ ra trước đó đều sẽ là vô ích, bạn sẽ chẳng đạt được cái gì.

Dưới tác động của tâm lý chi phí chìm, bạn nhất định sẽ không từ bỏ dễ dàng như vậy, vì sao? Vì bạn tiếc những công sức mà trước đó mình phải bỏ ra.

Dùng phương thức đơn giản nhất để thoát ra khỏi vùng an toàn, dùng phương thức đơn giản nhất để giữ mình luôn trong vùng học tập, rồi sử dụng chi phí chìm để giữ bạn trong vùng không an toàn, vùng hoảng sợ, theo thời gian, bạn tự nhiên sẽ có những tiến bộ vượt bậc.

Từ vùng an toàn tới vùng hoảng sợ, cần chúng ta phải trải qua một giai đoạn luyện tập có chủ đích, có vậy mới có thể đạt được thành công. Tuyệt đối đừng bao giờ mơ mộng chỉ cần bước một bước nhỏ thôi là đã thành công.

Khi bạn từng bước từng bước luyện tập và cố gắng, lượng biến sẽ sản sinh ra chất biến, bạn tự nhiên sẽ đạt được mục đích của mình.

Phương pháp đúng đắn nhất để thoát ra khỏi vùng an toàn đó là bước về phía vùng học tập, rồi ở lì trong đó một khoảng thời gian, dần dần học cách thích ứng với cảm giác khó chịu, không thoải mái ấy.

Chỉ cần bạn bước ra được khỏi vùng an toàn, dù có bước rất chậm đi chăng nữa, rồi bạn cũng sẽ nhận lại được sự tiến bộ.

Đời người, nếu không thể ở lì mãi trong vùng an toàn, vậy thì càng sớm bước ra càng tốt, đi khám phá, đi đột phá, đi làm mới hơn bản thân.

Người có ước mơ, có lý tưởng, ở mãi trong vùng ổn định, an toàn rồi sẽ cảm thấy vô vị và mệt mỏi, chỉ khi không ngừng nỗ lực bước ra khỏi vùng an toàn, bạn mới thấy được một thế giới tươi đẹp hơn, gặp được mình ở một phiên bản tốt hơn.

Theo Như Nguyễn

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên