Ở Venezuela, nhiều người không có cả tiền mua quan tài cho người chết!
Để có thể lo liệu cho một đám ma chay tử tế, một gia đình phải mất ít nhất 400.000 bolivar – tương đương với 400 USD tính theo tỷ giá chợ đen. Nhiều gia đình đã bỏ qua lễ viếng mà tiến hành chôn luôn vì không có tiền mua quan tài.
- 08-06-2016Người biểu tình Venezuela đụng độ với cảnh sát vì đói và bất mãn
- 03-06-2016Người Venezuela biểu tình đòi thức ăn
- 02-06-2016Đừng lãng phí thức ăn của bạn, người dân ở Venezuela phải bỏ ra 150 USD để mua 1 tá trứng
Thủ đô Caracas những ngày này đang ở trong cảnh hỗn loạn vì khủng hoảng kinh tế đã đẩy gười dân đến mức đường cùng. Không thức ăn, nước uống, đồ dùng thiết yếu, ngay cả đến quan tài cũng không có mà chôn.
Ruben Dario – hưởng dương 55 tuổi bị bắt cóc và giết chết 2 ngày trước. Người ta tìm thấy thi thể anh trên một đường cao tốc ngoại ô Caracas – thủ đô của Venezuela.
“Anh tôi là một người tốt”. Đó là tiếng khóc của Julio Andrade – người nhà của nạn nhân xấu số đang đứng chờ để đưa thi thể anh về từ nhà xác thành phố Caracas.
Nhưng kiếp nạn của gia đình chưa hẳn đã kết thúc.
“Ngoài nỗi đau mất người thân, chúng tôi còn phải đối mặt với khoản chi phí mai táng cắt cổ giữa tình thế tồi tệ hiện nay ở Venezuela.” Andrade cho biết.
Theo tổ chức theo dõi tội phạm Venezuela, năm 2015 quốc gia này có gần 28.000 tội phạm giết người trong đó 5.250 người ở thủ đô Caracas. Theo nghiên cứu thường niên của tổ chức phi chính phủ Mexico, Caracas là thành phố bạo động nhất thế giới.
Ở Venezuela, cái chết quá đắt đỏ. Lạm phát Venezuela đã tăng đến 700%. Người dân đánh nhau để có thức ăn, dược phẩm và thậm chí là một cuộn giấy vệ sinh. Trong khi hầu hết các loại hàng hóa khan hiếm và đồng tiền quốc gia ngày càng ít giá trị, tất cả mọi thứ đều trở nên đắt đỏ. Quan tài cũng không phải là ngoại lệ.
Nền kinh tế Venezuela chủ yếu dựa vào xuất khẩu dầu mỏ và nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng. Nhưng sự kiện giá dầu giảm mạnh xuống còn 39 USD/thùng thời gian gần đây đã khiến cho quốc gia này không còn đủ tiền để nhập khẩu nguyên liệu cần thiết để làm quan tài. Tình trạng khan hiếm đã đẩy giá tăng cao.
Để có thể lo liệu cho một đám ma chay tử tế, một gia đình phải mất ít nhất 400.000 bolivar – tương đương với 400 USD tính theo tỷ giá chợ đen (tỷ giá phản ánh giá hàng hóa thực tại Venezuela). 400 USD không phải là con số cần phải suy nghĩ đối với người Mỹ hoặc người châu Âu nhưng đó lại là mức giá cắt cổ tại Venezuela hiện nay. Bởi một người Venezuela thu nhập với mức lương tối thiểu phải làm 27 tháng mới có đủ tiền để chi trả cho một đám tang chỉ diễn ra trong vài ngày.
Carlos – nhân viên tại nhà tang lễ phí đông Caracas cho biết chi phí tang lễ còn phụ thuộc vào địa điểm chôn cất. Nếu chọn một nghĩa địa công cộng thì sẽ tốn 240.000 bolivar (240 USD) còn nghĩa địa tư nhân thì sẽ mất đến 450.000 bolivar (450 USD). Bên cạnh đó, tổ chức tang lễ có thể tốn thêm 215.000 bolivar (215 USD).
Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nền kinh tế, nhiều người đã quyết định làm lễ viếng tại nhà. Rusbelys Hernández cho biết khi mẹ cô chết, người chú của cô đã phải đi vay tiền từ dịch vụ. “Thậm chí sau khi đi vay chúng tôi vẫn không có đủ tiền để trả cho nhà tang lễ do đó chúng tôi quyết định làm tại nhà.” Cô chia sẻ.
Một số người khác thì quyết định bỏ luôn lễ viếng mà đưa người chết đi chôn luôn.
“Lễ viếng đám ma quá đắt đỏ. Chỉ nguyên tiền mua quan tài đã tốn 100.000 bolivar. Đó là lý do tại sao mọi người quyết định bỏ qua lễ viếng mà đem người chết đi chôn luôn.” Esperanza – người quản lý nhà tang lễ tại Petare, miền Đông Caracas chia sẻ.
Cô cũng cho biết, do tình trạng thiếu thốn hàng hóa, nhà tang lễ từ lâu đã không thể cung cấp café, đường hoặc sữa cho người đi đưa ma trong suốt buổi viếng.
Tại El Cercado – một trong những nghĩa địa rẻ nhất thành phố, hoạt động chôn cất thường bị trì hoãn đến ngày thứ 3 vì nhu cầu chôn cất tăng cao mà không có nhân viên. Nhiều hoạt động kinh doanh khác cũng đang phải vật lộn với tình trạng thiết hụt nhân viên do mọi người đều chọn làm những việc không chính thống hơn là làm việc có thu nhập cố định do lạm phát tăng cao khiến đồng tiền trượt giá nhanh chóng.
Tuy nhiên nhiều nhà tang lễ cũng phải chịu cảnh mất trắng do khách hàng không có tiền chi trả mà một khi người chết đã được chôn cất xong xuôi thì rất khó để nhận được tiền thanh toán. Người quản lý nhà tang lễ Petare cho biết thêm.