MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Oil Price: Chiến trường dầu mỏ khốc liệt - Nga "hụt hơi", Mỹ thắng thế với kế hoạch hàng tỷ USD

23-07-2023 - 14:51 PM | Tài chính quốc tế

Oil Price: Chiến trường dầu mỏ khốc liệt - Nga "hụt hơi", Mỹ thắng thế với kế hoạch hàng tỷ USD

Theo Oil Price, trong thời gian qua Nga đã đánh mất nhiều khách hàng quan trọng ở châu Âu. Trong khi đó, Mỹ lại giành được nhiều hợp đồng dài hạn quan trọng.

"Nga đã thất bại trong cuộc chiến năng lượng", Fatih Birol, Giám đốc điều hành của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), nói với tờ Liberation của Pháp vào hồi tháng 3, hơn một năm sau khi Nga phát động chiến dịch đặc biệt tại Ukraine.

Oil Price cho hay, trong một năm rưỡi kể từ khi Nga cắt nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên qua đường ống cho nhiều khách hàng Liên minh châu Âu (EU), châu Âu đã tìm cách thay thế phần lớn lượng khí đốt trong đường ống bằng cách nhập khẩu khí hóa lỏng (LNG), đồng thời cấm nhập khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ của Nga.

Mỹ đã tăng cường lấp đầy một phần khoảng trống cung cấp dầu và khí đốt do Nga để lại. Đó là một khoảng trống khá lớn và các nhà sản xuất dầu mỏ cũng như các nhà xuất khẩu LNG của Mỹ tỏ ra rất vui khi lấp đầy những khoảng trống đó.

Amrita Sen, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu tại công ty tư vấn Energy Aspects, nói với Financial Times: "Dòng chảy thương mại đã bị đảo ngược với Trung Đông và các nhà xuất khẩu Mỹ là những người hưởng lợi chính".

Oil Price: Chiến trường dầu mỏ khốc liệt - Nga "hụt hơi", Mỹ thắng thế với kế hoạch hàng tỷ USD - Ảnh 1.

Nga đánh mất thị trường năng lượng châu Âu

Nga đã mất các khách hàng từ châu Âu hiện chỉ còn bán chủ yếu cho các khách hàng lớn khác là Trung Quốc và Ấn Độ.

Oil Price cho biết, Trung Quốc và Ấn Độ lần lượt là các nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất và lớn thứ ba thế giới, vì vậy thị trường tiềm năng của Trung Quốc và Ấn Độ đối với dầu thô của Nga là rất lớn. Tuy nhiên, các nhà phân tích nói rằng có thể thế giới đã chứng kiến mức cao điểm nhập khẩu dầu thô của Ấn Độ từ Nga.

Về phần mình, châu Âu đang mua thêm dầu và khí đốt từ Mỹ và đang ký các thỏa thuận cung cấp LNG dài hạn với các nhà xuất khẩu của Mỹ —những thỏa thuận không được 'chào đón' ở châu Âu chỉ hai năm trước khi mục tiêu khí hậu là ưu tiên năng lượng hàng đầu của các quốc gia phát triển.

Khí đốt của Nga không bị trừng phạt hay cấm vận ở bất cứ đâu, nhưng một số khách hàng ở Bắc Á có thể đã trở nên ngần ngại vì phụ thuộc quá nhiều vào LNG của Nga.

Oil Price: Chiến trường dầu mỏ khốc liệt - Nga "hụt hơi", Mỹ thắng thế với kế hoạch hàng tỷ USD - Ảnh 2.

Trước chiến tranh và lệnh cấm vận dầu mỏ, Nga chiếm gần 40% tổng lượng nhập khẩu dầu thô, sản phẩm tinh chế và khí đốt tự nhiên của châu Âu. Hiện tại, EU không nhập khẩu dầu thô của Nga, ngoại trừ Bulgaria, do sự hạn chế của EU cho đến năm 2024. Nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên qua các đường ống từ Nga hiện chiếm chưa đến 10% nguồn cung cấp khí đốt của EU, giảm từ mức gần 40% trước chiến dịch của Nga.

Nhà cung cấp khí đốt lớn nhất của châu Âu hiện nay là Na Uy, nhà sản xuất dầu khí hàng đầu của Tây Âu, một đồng minh thân cận của EU và là thành viên sáng lập của NATO.

Một số khách hàng châu Á có thể sắp đạt giới hạn đối với năng lượng Nga

Khi châu Âu đang rời xa nhiên liệu hóa thạch của Nga, các khách hàng châu Á là Trung Quốc và Ấn Độ đã trở thành những khách hàng chính của dầu thô Nga. Nhập khẩu dầu của Ấn Độ từ Nga tiếp tục tăng trong nửa đầu năm 2023 do xuất khẩu dầu thô rẻ hơn của Nga ngày càng tìm được nhiều khách hàng hơn tại quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn thứ ba thế giới.

Hơn một năm từ sau xung đột, Ấn Độ đã chuyển tư cách từ khách hàng "nhỏ lẻ" của Nga thành thị trường quan trọng nhất đối với dầu mỏ của Moscow. Các nhà máy lọc dầu của Ấn Độ, không phải tuân thủ giới hạn giá của G7 và luôn tìm kiếm cơ hội mua hàng giá rẻ, đã bắt lấy cơ hội mua các lô hàng chất lượng từ Nga, vốn từng được vận chuyển đến tây bắc châu Âu trước lệnh cấm vận của EU.

Oil Price: Chiến trường dầu mỏ khốc liệt - Nga "hụt hơi", Mỹ thắng thế với kế hoạch hàng tỷ USD - Ảnh 3.

Tuy nhiên, theo các nhà phân tích tại Kpler, Ấn Độ có thể đã đạt mức thu mua cao nhất đối với nhập khẩu dầu thô Nga, do những hạn chế về cơ sở hạ tầng và nhu cầu giữ mối quan hệ thương mại tốt với các nhà cung cấp dầu thô khác.

Janiv Shah, nhà phân tích cấp cao tại Rystad Energy, nói với CNBC trong tuần này: "Ấn Độ sẽ xem xét tiếp tục nhập khẩu dầu thô của Nga, nhưng có lẽ nó đã đạt đến giới hạn, khiến việc mua thêm gặp khó khăn".

Về khí đốt tự nhiên, châu Á có vẻ hạn chế mua LNG giao ngay của Nga, vì các khách hàng lớn ở Bắc Á ước tính đã cắt giảm nhập khẩu từ các dự án xuất khẩu của Nga xuống mức thấp nhất trong hai năm. Theo Bloomberg, người mua đang tìm cách đa dạng hóa và tránh các vấn đề tiềm ẩn trong tương lai về thanh toán và giao hàng.

Các nhà xuất khẩu dầu khí của Mỹ thắng lớn

Khi khách hàng châu Âu rút lui khỏi dầu mỏ Nga, xuất khẩu dầu thô của Mỹ sang châu Âu tăng và dự kiến sẽ tiếp tục tăng.

Năm ngoái, châu Âu xếp thứ hai sau châu Á về lượng mua dầu thô của Mỹ. Nhập khẩu dầu thô từ Mỹ của châu Âu đạt trung bình 1,51 triệu thùng mỗi ngày vào năm 2022, chiếm 42% xuất khẩu dầu thô của Mỹ, chỉ kém tỉ lệ 43% xuất khẩu của Mỹ sang châu Á, theo dữ liệu của EIA.

"Các biện pháp trừng phạt của EU được thực hiện vào tháng 12/2022 cấm tất cả hoạt động nhập khẩu dầu của Nga sang châu Âu bằng đường biển khiến nhu cầu đối với dầu thô của Mỹ có thể sẽ tiếp tục vào năm 2023", EIA cho biết vào đầu năm nay.

Amy Myers Jaffe, giáo sư nghiên cứu và chuyên gia năng lượng của Đại học New York, nói với FT: "Mỹ đã dẫn đầu với việc tăng xuất khẩu dầu khí và một kế hoạch trị giá hàng tỷ USD mới được Quốc hội ủy thác để giành chiến thắng trong lĩnh vực công nghệ sạch".

Trên thị trường LNG, Châu Âu và Trung Quốc đang cạnh tranh gay gắt để ký kết các thỏa thuận cung cấp dài hạn với các nhà phát triển và xuất khẩu LNG của Mỹ.

Hợp đồng LNG dài hạn đã đạt được một loạt các thỏa thuận trong những tháng gần đây, bao gồm cả từ những khách hàng ở châu Âu, nơi an ninh năng lượng đã trở thành mối quan tâm hàng đầu do lo ngại về khí thải từ nhập khẩu khí đốt tự nhiên.

Đối với các nhà phát triển và xuất khẩu LNG của Mỹ, nhiều thỏa thuận mua hàng dài hạn hơn với châu Âu – và châu Á – có nghĩa là nhiều cơ hội hơn cho các dự án ký hợp đồng trong tương lai từ các cơ sở xuất khẩu đã lên kế hoạch và củng cố các quyết định đầu tư cho số lượng lớn các cảng xuất khẩu LNG của Mỹ.

Theo Tất Đạt

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên