MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ông bố Hà Nội quyết đào tạo con gái thành Hoa hậu: Bị chê hâm dở nhưng nghe lộ trình nuôi dạy, ai cũng tin tương lai làm nên chuyện

15-12-2021 - 20:20 PM | Sống

"Trong bùn vẫn có sen", phải tận dụng tối đa "tài nguyên ông trời ban". Tôi đâu có ngốc đến nỗi gieo vào đầu con gái những điều ảo tưởng", anh Kiên chia sẻ.

Anh Lê Hồng Kiên (43 tuổi, Hà Nội) là một ông bố đơn thân nổi tiếng, từng được nhiều độc giả biết tới nhờ câu chuyện "ly hôn thành công". Năm 2010, anh Kiên và người vợ đầu quyết định chia tay. Không oán ghét, thù hận, cả hai giữ mối quan hệ bạn bè thân thiết, cùng nhau chăm sóc, nuôi dạy hai người con chung.

Trong suy nghĩ của nhiều người, các ông bố thường khô khan, không được mềm mỏng như mẹ. Tuy nhiên anh Kiên lại hoàn toàn khác biệt. Là "gà trống nuôi con", anh cứng rắn, kiên cường ngoài xã hội nhưng khi về nhà luôn tình cảm, tâm lý với các con.

Ông bố Hà Nội quyết đào tạo con gái thành Hoa hậu: Bị chê hâm dở nhưng nghe lộ trình nuôi dạy, ai cũng tin tương lai làm nên chuyện - Ảnh 1.

Anh Kiên và các con hồi nhỏ.

Với cậu con trai lớn Lê Xuân Lộc (hiện đang du học tại ĐH Lawrent, Mỹ với học bổng 4 tỷ), anh giống như một người bạn, luôn lắng nghe và thường xuyên nói chuyện với con về cuộc sống, xã hội,... Cách nửa vòng trái đất, hai bố con thường xuyên gọi video tâm sự đủ điều trên đời.

Còn với cô con gái út Lê Minh Trà My (lớp 10), ông bố 7x có một hoài bão: Đó là phải nuôi dạy con trở thành Hoa hậu. Kế hoạch của anh từng nhận phải nhiều lời đàm tiếu nhưng nhìn Trà My hiện tại, ai cũng thầm nể cái cách ông bố đơn thân nuôi dạy con. Ở độ tuổi "bẻ gãy sừng trâu", Trà My vẫn có sự hồn nhiên, non nớt của học sinh nhưng đã sớm trổ khí chất và dắt túi nhiều tài lẻ. Cô bé cũng có thành tích học tập tốt, rất tự tin, năng động đúng chuẩn thế hệ Gen Z.

Ông bố Hà Nội quyết đào tạo con gái thành Hoa hậu: Bị chê hâm dở nhưng nghe lộ trình nuôi dạy, ai cũng tin tương lai làm nên chuyện - Ảnh 2.

Cô bé Trà My - con gái anh Kiên.

"NHIỀU NGƯỜI BẢO TÔI HÂM DỞ VÌ ĐỊNH CHO CON ĐI THI HOA HẬU"

Hơn 3 năm về trước, Trà My vẫn còn còi cọc, chưa lớn phổng phao như hiện tại. Thế nhưng anh Kiên sớm nhận ra con mình có nét trời phú về ngoại hình. Với linh cảm và tâm huyết của một người bố, anh biết con gái bé bỏng nên phát triển như thế nào trong tương lai.

"Khi tôi mạnh dạn đi chia sẻ với mọi người rằng: 7 đến 9 năm nữa, con gái tôi sẽ đi thi Hoa hậu để lấy làm ĐIỂM KHỞI ĐẦU, đa phần mọi người vùi dập, chê bai và nghĩ tôi bị hâm. Nhưng tôi lựa chọn phớt lờ, cùng con gái phấn đấu vì điều mình thích và cho là đúng.

"Trong bùn vẫn có sen", phải tận dụng tối đa "tài nguyên ông trời ban". Tôi đâu có ngốc đến nỗi gieo vào đầu con gái những điều ảo tưởng", anh Kiên chia sẻ.

Ông bố 7x và con gái xác định: Hoa hậu là một cuộc thi ganh đua khốc liệt dành chỗ đứng trong xã hội của những bạn gái được ông trời ban tặng nhan sắc. Ngoài nhan sắc, vóc dáng, sức khoẻ, tâm hồn và trí tuệ cũng phải được rèn giũa hàng ngày.

Ông bố Hà Nội quyết đào tạo con gái thành Hoa hậu: Bị chê hâm dở nhưng nghe lộ trình nuôi dạy, ai cũng tin tương lai làm nên chuyện - Ảnh 3.

Trà My được bố cho tham gia nhiều hoạt động để rèn luyện cả thể chất, tâm hồn, trí tuệ.

Dù bận rộn với công việc nhưng anh Kiên vẫn kiên trì ngồi dạy con gái học, nói chuyện với con về nhiều vấn đề trong cuộc sống, cùng con trao đổi đều đặn và nhẹ nhàng để lập trình lại ngôn ngữ tư duy. My cũng có nhiều hoạt động để bồi dưỡng bản thân như: Rèn luyện sức khỏe, học IELTS, tập Yoga dây, tập GYM, tham gia các câu lạc bộ Truyền thông, MC, bóng rổ,...

2 năm nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên lộ trình đào tạo Hoa hậu bị ảnh hưởng ít nhiều. Thời gian tới, khi tình hình dịch khả quan hơn, My có thể sẽ tham gia lớp học người mẫu, các khóa đào tạo chuyên sâu về sự thanh lịch.

"Tôi là người lăn lộn xã hội nhiều năm nên biết, cái gì cũng có giá của nó và tôi tự nhận là người có khả năng nhìn được tương lai một cách... lờ mờ. Tôi sẵn sàng trải nghiệm, chấp nhận thử và sai vì tôi hiểu trên đời không có chân lý tuyệt đối. Hành trình trải nghiệm mới là tài sản vô hình, hành trang quý giá cho con gái bước vào đời".

Vẫn còn vài năm nữa, chuyện thi Hoa hậu của My mới biết được kết quả. Nhưng hiện tại, ông bố 7x hài lòng vì từng ngày qua đi, con gái phát triển cả thân - tâm - tuệ.

Ông bố Hà Nội quyết đào tạo con gái thành Hoa hậu: Bị chê hâm dở nhưng nghe lộ trình nuôi dạy, ai cũng tin tương lai làm nên chuyện - Ảnh 4.
Ông bố Hà Nội quyết đào tạo con gái thành Hoa hậu: Bị chê hâm dở nhưng nghe lộ trình nuôi dạy, ai cũng tin tương lai làm nên chuyện - Ảnh 5.

Mới học lớp 10, Trà My đã có ngoại hình rất nổi bật.

MỖI ĐỨA TRẺ CÓ MỘT ĐẶC THÙ, THẾ MẠNH

Là dân kinh tế, anh Kiên đặc biệt thích lý thuyết về "lợi thế so sánh". Ông bố 7x bỏ thời gian nhiều để nghiên cứu sâu về giáo dục và nhận thấy: Mỗi đứa trẻ sẽ có một đặc thù, một vài thế mạnh khác nhau. Cha mẹ cần cho trẻ làm những gì chúng có lợi thế nhất và yêu thích nhất.

"Mẹ của My trước cũng là người mẫu, được khá nhiều danh hiệu về sắc đẹp, vì thế tôi và cháu đều nghĩ đó chính là lợi thế so sánh. Thứ hai, Trà My thích nghệ thuật, thích sự phóng khoáng không gò bó, thích tự quản lý bản thân,... Vì thế hai bố con đeo đuổi thôi và cả hai bố con đều xác định hoa hậu không phải là cái đích, mà chỉ là bước khởi đầu, nếu đạt. Còn không thành công thì vẫn thành nhân.

Thật ra tôi hiểu, sắc đẹp và hình thể chỉ là điều kiện cần để trở thành Hoa hậu. Người đẹp bây giờ nhiều nhan nhản ngoài kia. TRÍ TUỆ và TÂM HỒN mới là điều kiện đủ. Hai bố con tôi rất rạch ròi, các phạm trù đều có tiêu chí chứ không lẫn lộn như nhiều người. Tôi quan điểm sống không định kiến, không đố kỵ, dám đối diện với bản thân, học hỏi từ lầm lỗi thì cái hay cái đẹp nó mới vào người mình được", anh Kiên chia sẻ thêm.

"NẾU THẬT SỰ CÓ NGÀY CON ĐỘI VƯƠNG MIỆN..."

Nếu thật sự có ngày My trở thành Hoa hậu, phải đối mặt với nhiều cám dỗ, liệu anh Kiên có lo lắng? Trước vấn đề này, ông bố 7x trầm ngâm chia sẻ: "Tôi vẫn thường nói với các con về sự lo lắng, lo lắng do đâu mà có? Lo lắng có ích lợi gì không? Có giúp vấn đề được giải quyết không?

Cá nhân tôi nghĩ, lo lắng là trạng thái khi mình chưa hiểu thấu đáo một vấn đề, lo lắng sẽ gây ra cảm giác tiêu cực cho tâm lý con người, làm mất rất nhiều năng lượng. Bố con tôi thường để dành các năng lượng lo lắng đó đi đọc sách, đi trải nghiệm, đi gặp gỡ các cao nhân trò chuyện.

Ai cũng nghĩ sông Hồng mùa lũ dữ tợn, nhưng cháu Trà My đã được bố đưa ra và vượt lũ một cách ngoạn mục. Tôi còn quay lại clip cho rất nhiều người xem. Quay lại câu hỏi, tôi nghĩ trong lòng bố con tôi không có sự lo lắng. Ở môi trường nào cũng có sự cám dỗ. Thay bằng lo lắng thì tôi và Trà My hằng ngày đều có sự trao đổi, đánh giá về con người, về các phẩm chất và tính cách, về tư đức, công hạnh,...

Vậy nên tôi nghĩ cháu My hiểu rõ cách thức đánh giá một con người. Tôi cố gắng không để các con thiếu thốn cái gì và tôi nghĩ các cháu cũng không quá thèm khát cái gì, nên khó có thể bị cám dỗ".

Anh Kiên cũng cho rằng, bản năng tỉnh thức của mấy bố con thuộc loại cao nên nếu có bị cám dỗ cũng sẽ nhận ra ngay. "Bố con tôi tự tin lắm, tự tin chứ không chủ quan".

Ông bố Hà Nội quyết đào tạo con gái thành Hoa hậu: Bị chê hâm dở nhưng nghe lộ trình nuôi dạy, ai cũng tin tương lai làm nên chuyện - Ảnh 6.

Căn phòng ngủ của Trà My - anh Kiên luôn cố gắng không để các con không thiếu thốn thứ gì.

GIÁO DỤC KHÔNG PHẢI BẮT BUỘC MÀ LÀ KHƠI GỢI

Anh Kiên và con gái xác định: Mục tiêu đi thi Hoa hậu không phải là đích đến, đó chỉ là điểm khởi đầu. My yêu thích nghệ thuật, thích "lêu hêu" giống bố, thích tự chủ bản thân. Anh Kiên không bảo con phải đi làm nhà nước hay công ty lớn.

Anh nói với con rằng, đường đời muôn nẻo, hãy cứ đi con đường mình thích và đam mê và luôn phải trang bị cho mình sức khỏe, tri thức và các mối quan hệ.

"Khi nghiên cứu về giáo dục tôi ngộ ra rằng: Giáo dục không phải là sự bắt buộc, giáo điều mà là sự KHƠI GỢI. Lão tử có câu "bất ngôn tri giáo", bố có nói một nghìn câu cũng chẳng bằng hãy làm một việc thực tế. Muốn giáo dục con gái về chân - thiện - mỹ, thì bố cũng phải tự sửa mình như một tấm gương. 

Tôi rất tâm đắc câu của các cụ: "Sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu đầu lòng rồi mới sinh ông". Đó là phép kỳ diệu của giáo dục, giáo dục là mối quan hệ biện chứng hai chiều, khi bố giáo dục con gái thì bản thân bố cũng tự sửa được cho mình rất nhiều tính xấu, tật xấu. Trước đây, tôi cũng nhiều thứ xấu lắm", anh Kiên bật cười chia sẻ.

Theo Thanh Hương

Pháp luật và bạn đọc

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên