Ông chủ đứng sau hai doanh nghiệp phát hành tin nhắn rác bị chuyển hồ sơ sang Bộ TT&TT
Cục ATTT đã chuyển hồ sơ của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ và Truyền thông Suntech và một công ty tài chính sang Thanh tra Bộ TT&TT để xác minh, xử lý vi phạm hành chính liên quan đến việc phát hành tin nhắn rác.
- 12-09-2024“Cơn sốt” iPhone đều đặn mang về hàng trăm tỷ doanh thu/năm, FPT Shop, Thế giới Di động, Di động Việt… kỳ vọng iPhone 16 sẽ tiếp đà tăng trưởng gấp đôi
- 12-09-2024"Buồn" của ông Nguyễn Tử Quảng: Lợi nhuận Bkav Pro cắm đầu giảm liên tục, vỏn vẹn 2,7 tỷ trong 6T2024
- 11-09-2024Thông tin mới nhất về đại án Tập đoàn Phúc Sơn
Chuyển hồ sơ hai công ty sang Thanh tra Bộ TT&TT
Qua quá trình theo dõi, quản lý và vận hành "Hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác qua đầu số 5656/156", trong nửa đầu năm 2024, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã tiếp nhận 479.398 phản ánh của người sử dụng, trong đó có 1.493 phản ánh liên quan đến tên định danh, chiếm 0,35% trên tổng số phản ánh tiếp nhận được. Ước tính mỗi tháng có gần 250 phản ánh liên quan đến tên định danh.
Trên cơ sở đó, Cục An toàn thông tin (ATTT) đã làm việc với 40 đơn vị sở hữu tên định danh bị phản ánh, đã có 32 đơn vị phải giải trình và thừa nhận sai phạm, sau đó đã có 21/32 đơn vị thực hiện khắc phục các vi phạm này.
Qua đó, Cục ATTT nhận thấy hầu hết các đơn vị đã vi phạm quy định về trách nhiệm của người quảng cáo, cụ thể là đã gửi tin nhắn, gọi điện quảng cáo vào các số thuê bao nằm trong Danh sách không quảng cáo; gửi tin nhắn, gọi điện quảng cáo khi chưa có sự đồng ý trước của người nhận.
Căn cứ theo nội dung làm việc với các đơn vị sở hữu tên định danh, Cục ATTT đã thu hồi 6 tên định danh được sử dụng để phát tán tin nhắn rác, cuộc gọi rác bao gồm 4 tên định danh DVKH-247, CSKH-247, CSKH.24H, DVKH24H của Công ty cổ phần Giải pháp CNTT quốc tế ITS và 2 tên định danh PMCARD, CTPMC của Công ty cổ phần Power Membership Card.
Đặc biệt, Cục ATTT đã chuyển hồ sơ của 2 đơn vị vi phạm là Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ và Truyền thông Suntech và một công ty tài chính khác sang Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông để xác minh, xử lý vi phạm hành chính.
Hồ sơ doanh nghiệp
Trong số hai đơn vị nêu trên thì công ty tài chính được biết đến nhiều hơn với tiền thân là Khối tín dụng tiêu dùng trực thuộc một ngân hàng, sau đó thành lập pháp nhân độc lập vào tháng 2/2015.
Tháng 10/2021, ngân hàng này đã hoàn tất việc bán 49% vốn điều lệ của công ty tài chính cho Công ty Tài chính Tiêu dùng SMBC (SMBCCF), thành viên của tập đoàn Sumitomo Mitsui Financial Group (trụ sở tại Nhật Bản).
Cập nhật mới nhất tháng 5/2024, ngân hàng vẫn nắm 50% vốn công ty tài chính còn SMBCCF nắm 49% và Công ty cổ phần Chứng khoán Bản Việt nắm 1%.
Về tình hình kinh doanh, công ty tài chính này ghi nhận lỗ sau thuế năm 2023 hơn 2.965 tỷ đồng, trong khi năm 2022 cũng lỗ hơn 2.376 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu giảm 22%, còn 10.275 tỷ đồng. Tỷ lệ an toàn vốn là 14,33%.
Trong khi đó, Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ và Truyền thông Suntech mới thành lập hồi tháng 2/2024 với vốn điều lệ 1 tỷ đồng, đăng ký ngành nghề kinh doanh lập trình máy vi tính. Trụ sở công ty tại phường La Khê, quận Hà Đông, Hà Nội.
Chủ sở hữu công ty là ông Nguyễn Huy Hưng, sinh năm 1989, trú huyện Ứng Hòa, Hà Nội. Chỉ hai tháng sau khi thành lập, công ty này tăng vốn lên 5 tỷ đồng.
Ngoài ra, ông Hưng còn là cổ đông sở hữu 25% cổ phần tại Công ty cổ phần Thương mại Vận tải và Xây dựng Song Lâm. Công ty này thành lập tháng 5/2018, vốn điều lệ 8 tỷ đồng, hai cổ đông còn lại là Giám đốc Nguyễn Thị Thanh nắm 50% và Nguyễn Thị Như Quỳnh nắm 25%.
Công ty Song Lâm đăng ký ngành nghề thiết kế kiến trúc, trụ sở tại huyện Ứng Hòa, Hà Nội.
An ninh tiền tệ