Ông chủ KhaiSilk: "Tôi muốn xây các toà nhà có hồn"
16 năm học ở nhạc viện nhưng vì không có đam mê nên ông đã phải chia tay với âm nhạc để bước sang nghiệp kinh doanh ở tuổi 24. Theo chia sẻ của ông hoàng tơ lụa, chính từ việc được học âm nhạc từ nhỏ nên nó đã truyền cảm hứng vào công việc kinh doanh của ông, nên mới có ngày thành công hôm nay.
- 19-05-2016"Cú sốc" đóng cửa Parkson Paragon và cái kết giấc mơ trung tâm thương mại xa xỉ nhất Việt Nam
- 16-05-2016TPHCM: Parkson Paragon ở tòa nhà của ông chủ tơ lụa Hoàng Khải đóng cửa
- 24-03-2016Doanh nhân này sở hữu hàng loạt BĐS độc đáo cả nghìn tỷ giữa Phú Mỹ Hưng
- 07-08-2014[Nổi bật] Chân dung đại gia Khaisilk, vì sao Tràng Tiền Plaza phải đóng cửa tái cấu trúc?
- 07-08-2014Ông chủ Khaisilk và những quyết định rất… Khải
Đó là những chia sẻ với chúng tôi về con đường sự nghiệp của mình mà ông hoàng tơ lụa KhaiSilk -Hoàng Khải chưa từng tiết lộ trên phương tiện truyền thông. Hoàng Khải được biết tới như một "đại gia" chịu chơi và khá kín tiếng trong giới doanh nhân.
Gần đây, ông trở nên nổi tiếng nhờ "chịu chi" hàng triệu đô la để chuẩn bị đầu tư hai dự án trung tâm thương mại thuộc hàng "khủng" tại khu đô thị Phú Mỹ Hưng (quận 7, TP.HCM). Đó là toà nhà The Khai và The Prince với lới kiến trúc "rất Khải" vì, như lời ông nói trong cuộc trò chuyện với chúng tôi, là nếu được cấp đất bao nhiêu xây hết bấy nhiêu thì toà nhà chẳng có một chút ấn tượng gì.
Mở đầu câu chuyện, ông chia sẻ đúng là có tài năng thôi chưa đủ,mà còn phải có 1 lòng đam mê nữa thì mới có thể thành công được . Ngày trước ông đã học 16 năm trong nhạc viện Hà Nội nhưng không có lòng đam mê và thiếu nhiệt huyết thế nên thành công đã vượt ra khỏi tầm tay và lúc đó ông đã quyết định chuyển sang làm kinh doanh khi mới 24 tuổi.
"Bước ngoặc này đã cho tôi thấy mình lại có đầy nhiệt huyết, lòng đam mê. Cũng còn may là do có âm nhạc học được từ nhỏ nên nó truyền cảm hứng cho làm kinh doanh nên mới được như ngày hôm nay. Lòng đam mê sẽ là chiếc chìa khóa của sự thành công", ông tâm sự.
Chia sẻ về công việc kinh doanh của mình, khi mới đây TTTM Parkson vừa phải đóng cửa và trả lại mặt bằng tại toà nhà Saigon Paragon do ông đầu tư, liệu có ảnh hưởng đến nguồn thu của mình. Hoàng Khải cho rằng đó thật sự là một điều đáng tiết, nhưng hoàn toàn không gây bất kỳ tác động nào đến việc kinh doanh của ông hay cả toà nhà.
"Kinh doanh cũng giống như một cô gái mới lớn, buộc các doanh nghiệp phải liên tục đổi mới mình thì mới đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Với trường hợp của Parkson, họ đã không biết tự đổi mới mình, từ đó việc kinh doanh không hiệu quả là điều dễ hiểu. Việc đóng cửa Parkson tại Saigon Paragon không ảnh hưởng gì, lập tức sẽ có công ty khác thuê vì kiến trúc tòa nhà quá độc đáo, giá thuê lại hợp lý, Parkson sẽ mất tiền cọc và có khả năng bị phạt, công ty khác thuê thì lấy được thêm tiền cọc và giá thuê sẽ cao hơn so với Parkson cách đây 7 năm", ông nói.
Được biết sắp tới ông còn đầu tư thêm 2 dự án khác ở Phú Mỹ Hưng, và cũng được cho là rất "độc đáo". Ông có thể chia sẻ thêm về 2 dự án này?
Hoàng Khải: Đó là tòa nhà The Khai cao 18 tầng và The Prince cao 20 tầng. Tòa tháp The Khai mang kiến trúc hình dải lụa đã khởi công xây dựng từ hồi tháng 3 còn The Prince với ý tưởng những quyển sách chồng lên nhau sẽ tiếp tục được xây dựng trong thời gian tới. Theo kế hoạch thì 2 dự án này sẽ hoàn thành vào cuối năm 2017 và tôi nghĩ, đó sẽ là những công trình kiến trúc độc đáo trong tổng thể của đô thị Phú Mỹ Hưng.
Theo tôi thấy, dòng dịch chuyển văn phòng, trụ sở kinh doanh từ các quận trung tâm ra các quận giáp ranh của thành phố đang rất mạnh mẽ. Trong xu hướng này, nhiều tập đoàn đa quốc gia, các công ty tài chính, bảo hiểm và ngân hàng đang chuyển kế hoạch tìm kiếm những back office tại quận 7 vì họ không muốn hoạt động các trung tâm rải rác và có khả năng tiết kiệm được một nửa tiền.
Tôi đã đoán được những làn sóng này từ trước nên tập trung đầu tư những dự án này để đón đầu cơ hội. Chẳng hạn, khi dự án chỉ mới lên thiết kế, đã có hai nhà sản xuất ô tô hàng đầu thế giới gặp tôi đặt vấn đề để thuê một phần diện tích khá lớn để mở show room tại đây. Một ngân hàng nước ngoài cũng đã đặt vấn đề với tôi về việc thuê mặt bằng khoảng 4,000m2 vào cuối năm 2017 để hoạt động...
Hơn nữa, với các doanh nghiệp lớn, mang tính toàn cầu, bộ máy lớn, nhân sự nhiều, họ cần không gian rộng, từ 2.500 – 3.000m2 mà không cần mặt tiền thì sẽ chọn khu vực ngoài trung tâm một chút, bởi giá thuê sẽ rẻ hơn. Dòng chảy tài chính đổ về các đô thị vệ tinh là quy luật tất yêu và nhu cầu của khách hàng luôn luôn có, thế nên các tòa nhà cũng sẽ được lấp đầy rất nhanh.
Đặc biệt là những trung tâm thương mại được xây dựng nhiều năm trước giờ không còn quy mô và trở nên lỗi thời nên các công ty thường dịch chuyển đến những vị trí mới đông dân cư để hoạt động.
"Cạnh tranh" chưa bao giờ hình thành trong tôi cả! Còn nói tôi ngông là hoàn toàn không đúng!"
Ông có thể nói một chút gì đó về triết lý kinh doanh của mình, nhất là hiện nay ông lại đang tập trung khá mạnh vào lĩnh vực bất động sản?
Hoàng Khải: Khi thiết kế ra một dự án, tôi không bao giờ nghĩ sẽ làm một toà bình thường cả. Bởi vì, với một gu thẩm mỹ và có điều kiện về tài chính như tôi hiện nay thì việc gì chúng ta lại thiết kế ra một toà nhà bình thường. Điều này có nghĩa là, nhiều người thường thích tận thu tất cả diện tích sử dụng của một toà nhà để thu hồi vốn nhanh.
Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi, nếu ai cũng đi theo tư duy này thì trong cuộc sống này sẽ không có được một thiết kế đẹp, đạt tính hoàn mỹ. Mà muốn đạt được điều này thì chúng ta phải giảm từ 10-15% diện tích sử dụng.
Việc hồi vốn của một toà nhà đẹp sẽ được ẩn ý nhiều hơn là các toà nhà vuông thành sát cạnh, có nghĩa là người ta thuê bao nhiêu sẽ trả phí bấy nhiêu chứ không trả cho các giá trị cộng thêm mà toà nhà sẽ mang lại cách tôi đang làm. Quan trọng nhất là phải làm sao để mình làm cho sản phẩm của mình trở nên nổi tiếng hơn một sản phẩm chỉ biết ăn theo xu hướng thị trường.
Vị dụ như, với tòa nhà The Khai, tôi đã dành khá nhiều tiền để đầu tư cho căn Penthouse 7 phòng ngủ, với 3 tầng có thang máy đi riêng có tên là Lightning ( tia chớp ) và có 1 hồ bơi trên tầng 20 được chứa đầy nước biển có tên gọi là Infinity (Vô đối ) .
Ngoài ra, trong căn Penthhouse đó có 1 chiếc cầu thang để dẫn thẳng lên khu Spa có tên là Cloud ( Mây trắng ) và có 1 cái nhìn toàn cảnh của thành phố với góc nhìn 360 độ trên đỉnh của tòa nhà The Khai. Tôi còn có một ước mơ là sẽ mở một nhà hàng 3 sao với một đầu bếp đẳng cấp quốc tế phụ trách bên trong để biến nơi đây không chỉ là toà trung tâm thương mại mà còn là điểm tham quan, giải trí bậc nhất của TP.HCM.
Nhiều người nói ông "chơi ngông" khi vung tiền làm hai dự án lớn như thế?
Hoàng Khải: "Cạnh tranh" chưa bao giờ hình thành trong tôi cả! Bởi vì lúc nào tôi cũng phải đặt mình ở vị trí phải cạnh tranh và cạnh tranh liên tục. Tôi làm không phải là để cạnh tranh với người khác, mà chính là cạnh tranh với chính bản thân mình. Nếu trong trường hợp tôi không làm thì người khác làm, lập tức họ sẽ cạnh tranh với tôi. Do vậy cạnh tranh không bao giờ hiện hữu trong tôi cả.
Còn nói tôi ngông là hoàn toàn không đúng! Trong tất cả các sản phẩm BĐS mà mình đầu tư, tôi đều muốn đạt đến sự hoàn mỹ, thăng hoa trong từng chi tiết thiết kế. Nói một cách khác là tôi muốn biến các toà nhà của mình có hồn hơn, trở thành các toà kiến trúc mang vẽ đẹp có thể mang lại những giá trị tiềm ẩn trong tương lai. Từ vẽ đẹp này sẽ "định" ra một mức giá mà mỗi người khách đến đầy đều vui vẻ chấp nhận bỏ tiền ra để mua. Cái ngông của tôi trong kinh doanh không hẳn là ngông mà chỉ là sự lầm lẫn giữa cách nhìn mà thôi!
Xin cám ơn ông về cuộc trò chuyện thú vị này!