Ông chủ Ngôi nhà bỏng ngô đầu tiên tại Hà Nội: “Tôi muốn mọi người không còn nghĩ rằng muốn mua Bắp rang bơ phải đến Rạp chiếu phim”
Theo báo cáo của Nielsen, Việt Nam là thị trường châu Á tăng trưởng nhanh nhất về tiêu thụ đồ ăn vặt và đứng thứ 3 thế giới với tốc độ tăng trưởng kép CAGR 19,1% trong năm 2021, chỉ đứng sau Argentina (25,8%) và Slovakia (20%).
- 20-10-2022Founder Rabity - ‘Ái nữ’ của May Tân Phú: Thế hệ F1 nâng tầm cơ nghiệp gia đình, lập chuỗi thời trang trẻ em hàng đầu Việt Nam
- 19-10-2022Giải mã thành công của Oxalis - Công ty Du lịch mạo hiểm lớn nhất Đông Nam Á, sở hữu tour khám phá hang động lớn nhất thế giới
- 19-10-2022CEO sữa IDP tiết lộ lý do ‘làm chuyện ngược đời’ khi đang thua lỗ và bí quyết truyền động lực học tập cho con
“Mua bắp rang bơ: Đến rạp chiếu phim” – Cho đến hiện tại, đa số người Việt Nam khi nghĩ đến món bắp rang bơ mới nổ thơm phức mùi bơ và caramel đều có chung suy nghĩ là đến rạp chiếu phim. Mặc dù thị trường thức ăn nhẹ Việt Nam rất lớn nhưng món bắp rang bơ nói trên chưa được nhận diện là một loại đồ ăn mà chúng ta chỉ cần đi ra đường là có thể mua được.
Vào năm 2021, trên các nền tảng bán hàng online và các cửa hàng tạp hóa xuất hiện một món đồ vô cùng đắt khách, đó là những chai bỏng ngô khổng lồ có nguồn gốc từ Trung Quốc, mang vị caramel, phô mai, chocolate… Giới trẻ lùng mua và cảm thấy thích thú khi chia sẻ hình ảnh chụp cùng chai bỏng ngô khổng lồ lên mạng xã hội. Ông Phạm Thành Giang – Chủ tịch HĐQT của CTCP Funny Group cho biết, theo nguồn thống kê không chính thức thì trong năm đó, Việt Nam đã nhập hơn 1 triệu chai bỏng ngô này.
Bỏng ngô khổng lồ chỉ nổi lên như một hiện tượng nhất thời và thực tế, nó xuất phát từ nhu cầu với chiếc chai hơn là với bỏng ngô. Mặc dù vậy, nó cũng cho thấy triển vọng phát triển của một món ăn vặt mà thị trường đang khuyết.
“Tôi muốn xóa bỏ suy nghĩ bỏng ngô chỉ bán ở rạp phim. Tôi cũng muốn bỏng ngô do một doanh nghiệp Việt Nam như Propercorn sản xuất sẽ cạnh tranh với các món thức ăn nhanh trôi nổi từ Trung Quốc, nhưng giá rẻ hơn rất nhiều so với bắp rang bơ nhập từ Mỹ” – Ông Giang nói.
Ông Phạm Thành Giang - Chủ tịch HĐQT CTCP Funny Group, chủ thương hiệu Bắp rang bơ Propercorn
Propercorn là thương hiệu sản phẩm Bắp rang bơ thuộc sở hữu của CTCP Funny Group. Thương hiệu này ra mắt thị trường Bắp rang bơ Việt Nam từ năm 2018 và cho đến nay, người tiêu dùng có thể thấy những hộp bỏng ngô Propercorn đang được bán rộng rãi tại các cửa hàng trà sữa.
Từ tháng 2/2022, sản phẩm Propercorn DIY ra đời hướng tới khách hàng Gia đình và các bạn trẻ có sở thích “Tự tay làm lấy”. Chỉ cần mua một gói Propercorn DIY đóng sẵn, đổ vào chiếc nồi thông thường đặt lên bếp trong 5 phút, cả nhà sẽ được thưởng thức món bỏng ngô thơm phức. Trên các nền tảng thương mại điện tử, món Propercorn DIY thường lọt top 10 sản phẩm bán chạy nhất trong cùng dòng sản phẩm.
Vào ngày 20/10/2022, ông Phạm Thành Giang quyết định làm một cú hích mới với việc mở cửa hàng “Ngôi nhà bỏng ngô” đầu tiên tại phố Hoàng Cầu, Hà Nội.
Với diện tích 60m2 gồm có khu sản xuất trực tiếp, khu quầy Bar và TakeAway, khu trưng bày và trải nghiệm của khách hàng. Sản phẩm chủ lực mà Propercorn hướng đến là sản phẩm Propercorn DIY và Fresh Popcorn.
Trong đó, Fresh Popcorn được chế biến và đóng gói trực tiếp trước sự quan sát của người tiêu dùng. Sự khác biệt của món ăn này là hương vị. Một số hương vị bắp rang bơ mà chỉ Propercorn Việt Nam mới có đó là mạch nha vừng đen, phô mai trứng muối và hoa quả nhiệt đới. Riêng mạch nha được ông Giang cho biết là lấy nguồn từ một nhà cung cấp truyền thống nổi tiếng tại Quảng Ngãi.
Ông Giang tiết lộ mục tiêu vươn tới 1.000 điểm bán bắp rang bơ Propercorn bằng cách nhượng quyền với 3 mô hình: Shop, Store, Kiosk. Với ngôi nhà bỏng ngô đầu tiên ở Hà Nội, ông Giang vẫn đang thử nghiệm, nghiên cứu để tìm ra mô hình tối ưu nhất cho việc nhượng quyền trong giai đoạn hiện nay.
Theo báo cáo của Nielsen, Việt Nam là thị trường châu Á tăng trưởng nhanh nhất về tiêu thụ đồ ăn vặt và đứng thứ 3 thế giới với tốc độ tăng trưởng kép CAGR 19,1% trong năm 2021, chỉ đứng sau Argentina (25,8%) và Slovakia (20%).
Nestle cho hay người tiêu dùng trẻ tuổi hơn không có xu hướng ăn ba bữa truyền thống mỗi ngày, thay vào đó áp dụng chế độ ăn 6 bữa nhỏ. “Họ cũng tiêu dùng nhiều đồ ăn vặt hơn, với mức trung bình 8 lần/tuần và chi tiêu xấp xỉ 0,7 USD/lần”.
Thị trường đồ ăn vặt tại Việt Nam dự kiến sẽ tăng với tốc độ CAGR hai con số trong giai đoạn dự báo từ năm 2018 đến năm 2022. Việc các doanh nghiệp Việt Nam đưa văn hóa phương Tây và mức chi tiêu dành cho đồ ăn vặt tăng lên là cơ hội rộng mở đối với ngành hàng này.
Với ảnh hưởng từ đại dịch, người tiêu dùng Việt Nam đang dần chuyển sang các sản phẩm đồ ăn vặt tốt cho sức khỏe. Đây cũng là nguyên nhân chính kích thích sự gia tăng xu hướng ăn kiêng mới, đó là chế độ ăn gluten-free hay keto.
Ngoài ra, đồ ăn vặt tiếp tục đóng vai trò như một phương tiện cải thiện tinh thần, với gần 8/10 người tiêu dùng toàn cầu đồng ý rằng một số món ăn nhẹ chỉ cần quan tâm đến giá trị thưởng thức mà không cần lo lắng quá nhiều về dinh dưỡng (79%).
Nhịp sống thị trường