Ông lão ở nhà tranh nhưng tài khoản giao dịch hơn 17 tỷ đồng/ ngày, cảnh sát tìm đến thì phát hiện cảnh tượng gây sốc: Sự thật đằng sau hành vi phạm pháp được hé lộ
Ai cũng phải bất ngờ khi biết cách thức ‘‘làm giàu’’ của ông lão 80 tuổi, sống tại tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc.
- 18-11-2024Khám xét căn nhà của “người đàn ông nghèo”, cảnh sát phát hiện hơn 351 tỷ đồng: Thành công triệt phá đường dây lừa đảo quy mô lớn
- 07-11-2024Tiến hành khám xét căn nhà 20m2 của bà lão nghèo, cảnh sát phát hiện gần 10 tỷ đồng tiền mặt: Sự thật đằng sau hành vi phạm pháp được hé lộ
- 26-08-2024Căn hộ chung cư ầm ĩ suốt ngày đêm bị cảnh sát khám xét: Bắt giữ 6 đối tượng, kịp thời ngăn chặn vụ lừa đảo nghiêm trọng
- 26-07-2024Khám xét nhà của bà lão bán tạp hóa phát hiện gần 24 tỷ đồng tiền mặt: Cảnh sát vạch trần đường dây tội phạm hơn 52 nghìn tỷ
Năm 2015, cảnh sát tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) phát hiện nhiều điểm bất thường trong hoạt động giao dịch của một tài khoản ngân hàng. Theo thông tin trên hệ thống, tài khoản mày có tần suất giao dịch dày đặc, có khi lên đến hơn 5 triệu NDT/ ngày (khoảng 17 tỷ đồng). Tiến hàng tra soát thông tin, cảnh sát biết được danh tính của chủ tài khoản ngân hàng này là lão Hách (giấu tên), 80 tuổi, sống tại một huyện nhỏ của tỉnh Chiết Giang.
Nơi lão Hách cư trú là một huyện nghèo của tỉnh. Người dân ở đây chủ yếu mưu sinh bằng nghề nông. Đa số thanh niên trong vùng đều chọn đến các thành phố lớn để kiếm sống, chỉ có người già và trẻ em ở lại. Về cơ bản, điều kiện kinh tế của người dân ở mức trung bình. Vậy làm thế nào một ông lão 80 tuổi có thể kiếm được những khoản tiền lớn như vậy? Nhận thấy nhiều điểm bất thường, cảnh sát lập tức tiến hành khai thác thông tin, đào sâu để tìm hiểu vấn đề.
Theo thông tin từ người dân trong làng, gia cảnh của lão Hách rất bình thường. Tài sản của ông lão chỉ có căn nhà tranh cũ kỹ, cả cuộc đời gắn bó với đồng ruộng. Ngoài ra, ông còn là người thân thiện, thường xuyên giúp đỡ hàng xóm. Lão Hách cũng không giao du với người ngoài hay có bất kỳ biểu hiện khác thường nào.
Khi cảnh sát đến nhà, lão Hách không hề tỏ ra lo lắng hay sợ hãi. Ông tiếp đón họ một cách nồng nhiệt và còn rất hợp tác cung cấp thông tin. Khi được hỏi về những giao dịch trong tài khoản ngân hàng, lão Hách khẳng định bản thân không làm gì phạm pháp mà chỉ muốn làm việc có ích cho quốc gia.
Trước những câu hỏi từ phía cảnh sát, ông dần kể ra đầu đuôi của câu chuyện. Theo đó, lão Hách đang là thành viên cốt cán của tổ chức có tên Hoa Mai Hội. Tổ chức này tập hợp nhiều thành viên đến từ các tỉnh thành của Trung Quốc với mục đích tìm ra kho báu của thời xưa.
Số tiền được giao dịch trong tài khoản ngân hàng của lão Hách là phí hoạt động được các thành viên trong nhóm đóng góp. Sau khi tổng hợp đủ, lão Hách sẽ đứng ra để chuyển cho ‘‘cấp trên’’. Nói xong, lão Hách còn lấy ra một tập giấy toàn hóa đơn chuyển tiền được ông giữ lại sau mỗi lần giao dịch.
Lão Hách tin rằng khi khai quật thành công kho báu của nhà Thanh, ông cũng như các thành viên khác sẽ nhận được khoản tiền thưởng lớn hơn gấp nhiều lần so với số vốn đã bỏ ra. Cứ như vậy, Hoa Mai Hội đã hoạt động suốt nhiều năm, thu hút được nhiều người tham gia và đóng góp.
Tính tới thời điểm hiện tại, lão Hách đã gửi cho Hoa Mai Hội số tiền hơn 38 triệu NDT (khoảng 130 tỷ đồng), trong đó có khoảng 3 triệu NDT là tiền đóng góp của cá nhân ông.
Trên thực tế, cảnh sát đã biết đến sự tồn tại của Hoa Mai Hội từ trước. Băng nhóm lừa đảo này bắt đầu đi vào hoạt động từ thập niên 70. Đối tượng mà chúng nhắm đến là những người dân sống ở vùng nông thôn, đặc biệt là người già và người neo đơn. Khi lão Hách nhắc đến Hoa Mai Hội, cảnh sát có phần bất ngờ nhưng vờ như không biết để có thể khai thác thêm thông tin về cách thức hoạt động mới của chúng.
Sau khi làm công tác tư tưởng và thu thập thông tin từ lão Hách, cảnh sát đã nắm được một vài manh mối để tiến hành triệt phá băng nhóm lừa đảo. Một thời gian sau, cảnh sát đã nhanh chóng tìm ra vị trí của Hoa Mai Hội và bắt giữ những đối tượng cầm đầu.
Theo lời khai của các đối tượng, hoạt động tìm kiếm kho báu chỉ là cái cớ mà Hoa Mai Hội đề ra để thu hút thêm hội viên. Phí hoạt động mà các hội viên đóng góp đều được chuyển vào tài khoản của kẻ cầm đầu. Chúng lợi dụng hình thức này để lừa đảo và chiếm đoạt tài sản của những người bị hại.
Sau khi Hoa Mai Hội bị triệt phá, lão Hách và nhiều người khác mới thực sự vỡ lẽ. Cảnh sát nhận định lão Hách cũng là một mắt xích quan trọng trong hoạt động của Hoa Mai Hội. Ông không chỉ giữ vai trò tìm kiếm thành viên mới, mà còn hỗ trợ các hoạt động trái pháp luật của băng nhóm. Do đó, lão Hách cũng phải chịu trách nhiệm tương ứng với sai phạm của bản thân.
(Tổng hợp)
Đời Sống Pháp Luật