MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ông Lê Mạnh Thường chính thức quay về làm Chủ tịch Fortex (FTM)

Kết thúc quý 3/2019, FTM tiếp tục báo lỗ hơn 12 tỷ đồng – ghi nhận quý thua lỗ thứ 3 liên tiếp. Luỹ kế 9 tháng đầu năm 2019, Công ty lỗ ròng ở mức trên 43 tỷ đồng.

Đầu tư và Phát triển Đức Quân (Fortex, HoSE: FTM) đã tổ chức họp ĐHĐCĐ bất thường nhằm thông qua việc bầu mới cũng như cơ cấu lại bộ máy ban lãnh đạo. Trong đó, Công ty đã thông qua việc bầu bổ sung 3 thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2016-2020 với 3 người mới bao gồm ông Lê Mạnh Thường, ông Đỗ Văn Sinh (Tổng Giám đốc), bà Đỗ Thị Bích Vân.

Đáng chú ý, HĐQT cũng bổ nhiệm ông Lê Mạnh Thường làm Chủ tịch HĐQT sau 6 tháng rời chức vụ này tại FTM. Ông Thường đang nắm giữ 5,1 triệu cổ phiếu FTM, tương đương tỷ lệ 10,2% vốn.

Đại hội được tổ chức trong bối cảnh cổ phiếu FTM vẫn ở mức đáy, sau sự cố liên tục giảm sàn và mất hơn 90% giá trị sau thông tin không được giao dịch ký quỹ (margin) buộc các công ty chứng khoán phải bán giải chấp cổ phiếu. Hơn 10 công ty chứng khoán sau đó đã họp và cho biết có dư nợ margin cao bất thường tại FTM, đồng thời nghi vấn một số cá nhân mở tài khoản và vay margin nhằm thực hiện giao dịch chéo, làm giá cổ phiếu… đều đứng tên hộ cho ông Lê Mạnh Thường.

Ngoài FTM, ông Thường còn đang là Phó chủ tịch CTCP Long Hậu (HoSE: LHG), Phó chủ tịch CTCP Chiếu sáng Công cộng Tp.HCM (CHS) và Chủ tịch CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản Miền Trung (SPD).

Ông Lê Mạnh Thường chính thức quay về làm Chủ tịch Fortex (FTM) - Ảnh 1.

FTM cũng thông qua việc thay đổi mô hình Ban kiểm soát thành Ban Kiểm toán nội bộ trực thuộc HĐQT, Tổng Giám đốc thành Ban Tổng Giám đốc. Theo HĐQT, mô hình quản trị một cấp được phần lớn các quốc gia trên thế giới áp dụng, phù hợp với thông lệ quốc tế và được khuyến khích áp dụng cho nhiều doanh nghiệp.

Song song, Công ty còn thành lập các tiểu ban trực thuộc HĐQT để hỗ trợ hoạt động HĐQT bao gồm: Tiểu ban chiến lược, Tiểu ban nhân sự, Tiểu ban kiểm toán và các tiểu ban khác (nếu cần).

Ông Lê Mạnh Thường chính thức quay về làm Chủ tịch Fortex (FTM) - Ảnh 2.

Kết thúc quý 3/2019, FTM tiếp tục báo lỗ hơn 12 tỷ đồng – ghi nhận quý thua lỗ thứ 3 liên tiếp. Luỹ kế 9 tháng đầu năm 2019, Công ty lỗ ròng ở mức trên 43 tỷ đồng. Lý giải về thua lỗ, FTM cho biết nguyên nhân do:

(1) tác động tiêu cực từ chiến tranh thương mại Mỹ Trung tới toàn bộ chuỗi cung dệt may thế giới, trong đó ngành sợi theo FTM là nạn nhân đầu tiên và bị ảnh hưởng rõ nét nhất. Riêng FTM đang đối mặt với nhiều khó khăn, bao gồm khách hàng từ thị trường chính là Trung Quốc trả giá rất thấp; dù đã mở rộng sang Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan nhưng đơn hàng còn nhỏ và hạn chế; cạnh tranh gai gắt về đơn hàng từ các doanh nghiệp FDI trong nước; giá bán vẫn theo xu hướng giảm và chưa có dấu hiệu phục hồi.

(2) Về giá bán, ghi nhận quý 3/2018 giá bán 1 kg sợi ổn định và duy trì ở mức 2,98 - 3,2 USD, sang quý 3/2019 thì bán biến động và giảm mạnh về 2,56 USD, thậm chí tiếp tục có chiều hướng đi xuống và giảm về 2,4 USD.

(3) Chi phí nguyên vật liệu chính không giảm tương ứng với giảm giá bán dẫn đến biên lợi nhuận giảm mạnh. Được biết, giá bông tồn kho cũng như các đơn hàng đã đặt có đơn giá cao trung bình từ 1,96 USD từ các quý trước liên tục về làm cho cho chi phí giá vốn không giảm.

Túc Mạch

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên