MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ông lớn ngoại đổ bộ vào bất động sản công nghiệp, thị trường nhà đất Thanh Hóa hiện nay thế nào?

10-06-2021 - 07:58 AM | Bất động sản

Ông lớn ngoại đổ bộ vào bất động sản công nghiệp, thị trường nhà đất Thanh Hóa hiện nay thế nào?

Thanh Hóa đang bứt phá trở thành thị trường bất động sản công nghiệp đầu tiềm năng với sự góp mặt của hàng loạt ông lớn nước ngoài. Cùng với đó, thị trường bất động sản nơi đây cũng được đánh giá vẫn còn hấp dẫn với nhà đầu tư.

Thanh Hóa nằm trên trục giao thông kết nối giữa Bắc Bộ với Trung Bộ, Thanh Hóa có nhiều lợi thế để trở thành cực tăng trưởng mới của tứ giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh – Thanh Hóa.

Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lần thứ 19 (nhiệm kỳ 2020-2025) mới đây cũng đã xác định "phấn đấu đến năm 2025, Thanh Hóa nằm trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc. Phấn đấu đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, người dân có mức sống cao hơn bình quân cả nước".

Với mục tiêu trên, thời gian qua Thanh Hóa đã tập trung cải thiện môi trường, tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu. Năm 2020, Thanh Hóa là địa phương đầu tiên trong cả nước tổ chức thành công hội nghị xúc tiến đầu tư quy mô cấp quốc gia, thu hút 34 dự án, tổng mức đầu tư 15 tỷ USD. Trong đó có 19 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư tổng 2,5 tỷ USD và ký biên bản ghi nhớ với 15 đại diện chủ dự án dự kiến đầu tư 12,5 tỷ USD vào khu vực này.

Hiện nay, ngoài 5 khu công nghiệp hiện hữu là Tây Bắc Ga, Lễ Môn, Nghi Sơn, Lam Sơn- Sao Vàng và Bỉm Sơn… Thanh Hóa đang tiếp tục quy hoạch phát triển thêm 8 KCN gồm: Lễ Môn, Đình Hương – Tây Bắc Ga, Bỉm Sơn, Hoàng Long, Lam Sơn – Sao Vàng, Ngọc Lặc, Bãi Trành và Thạch Quảng. Giai đoạn 2021–2030, tầm nhìn đến năm 2045, Thanh Hóa sẽ phát triển thêm KKT Cửa khẩu Na Mèo thuộc huyện Quan Sơn và 2 KCN gần TP Thanh Hóa, gồm: KCN - đô thị - dịch vụ phía Tây TP Thanh Hóa và KCN - đô thị - dịch vụ phía Bắc TP Thanh Hóa.

Với quỹ đất lớn và tiềm năng phát triển bất động sản công nghiệp đang bùng bổ, nơi đây đang trở thành đích ngắm của nhiều tập đoàn nước ngoài. Mới đây, Tập đoàn Foxconn cũng đã chấm ba địa điểm để đặt nhà máy tỷ đô sản xuất linh kiện, thiết bị cho ông lớn công nghệ Apple, bao gồm: Khu kinh tế Nghi Sơn, Khu công nghiệp phía Tây TP Thanh Hóa, Khu công nghiệp tại huyện Thiệu Hóa.

Trong năm 2020, UBND tỉnh Thanh Hóa và Công Ty TNHH AEON Việt Nam đã ký kết bản ghi nhớ về việc thực hiện đầu tư Dự án trung tâm thương mại Aeon Mall vốn đầu tư là 190 triệu USD.

Ngoài ra, địa phương này đã ký kết biên bản ghi nhớ với Công ty WHA Industrial Development PLC (Thái Lan) về việc đầu tư hai dự án hạ tầng khu công nghiệp. Dự án đầu tiên là xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp số 21 quy mô 539 ha, thuộc Khu kinh tế Nghi Sơn, thị xã Nghi Sơn. Dự án 2 là đầu tư xây dựng hạ tầng phân khu công nghiệp của Khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ Phú Quý, quy mô dự kiến 800 ha tại huyện Hoằng Hóa. Dự kiến tổng mức đầu tư cả hai dự án khoảng 335 triệu USD.

Trong thời gian qua, Thanh Hóa đã đón hàng loạt những tên tuổi bất động sản lớn như Tập đoàn SunGroup, Vingroup, Sao Mai, T&T, Erowindow, Flamingo tấp nập đầu tư những đại dự án quy mô từ trăm đến hàng nghìn ha khiến cho thị trường bất động sản ở địa phương này trở nên "nóng" sốt vào đầu năm 2021. 

Theo thống kê của Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARs), các dự án đất đấu giá từ năm 2019-2020 ra đến đâu hết hàng đến đấy, tỷ lệ hấp thụ cao (khoảng 70%). Từ đầu tháng 3/2021, giá đất nền nhiều nơi tại Thanh Hoá đã tăng với mức chóng mặt, trung bình khoảng 50 - 60% so với cuối năm 2020.

Năm 2021, Thanh Hoá phê duyệt đấu giá quyền sử dụng đất cho 864 dự án với tổng diện tích đất quy hoạch là 1.676,2 ha. Trong đó, tổng diện tích đất thực hiện đấu giá là 748,23 ha. Không loại trừ khả năng, những dự án này sẽ tiếp tục tạo nên một "cơn sốt" cho thị trường bất động sản Thanh Hóa trong thời gian tới. Có những dự án đấu giá giá trúng tăng gấp đôi, gấp ba lần so với giá khởi điểm.

Anh Trình Kim Long, CEO Sàn giao dịch BĐS Trí Long cho biết, đất nền Thanh Hoá vẫn đang được nhà đầu tư Hà Nội và các tỉnh phía Bắc săn đón và đặt mua ngay trong đợt dịch. Đơn cử như dự án đất nền tại KĐT Sao Mai huyện Triệu Sơn, hiện đang giao dịch trung bình ở mức 13-14 triệu/m2 với pháp lý sổ đỏ và hạ tầng đấu nối hoàn thiện vẫn được các nhà đầu tư săn đón do gần khu vực quy hoạch các khu công nghiệp lớn,

Hoặc như đất tại khu đấu giá mặt bằng Khu dân cư Green City Thanh Hoá (đất đấu giá Quảng Trạch, huyện Quảng Xương) số lượng giới hạn hơn 100 nền tại phía đông nam tỉnh Thanh Hoá được dự báo sẽ hút nhà đầu tư. Lợi thế đất đấu giá vốn là "đặc sản" đã từng sinh lợi cho nhà đầu tư trong các đợt mua trước, nếu được mở bán sẽ thuyết phục khách hàng đặt mua là điều được dự án đoán trước.

Theo đánh giá của các chuyên gia, xu hướng phát triển BĐS công nghiệp đã "thổi làn gió mới" vào BĐS Thanh Hóa khiến thị trường này vốn đã "ấm nóng" với tiềm năng BĐS nghỉ dưỡng thì nay càng sôi động hơn khi nhu cầu nhà ở phục vụ cho chuyên gia, kỹ sư, công nhân các khu công nghiệp gia tăng mạnh mẽ. "Giai đoạn 2021-2022 sẽ tiếp tục là một năm đầy hứa hẹn với thị trường BĐS Thanh Hóa", ông Nguyễn Văn Đính - Phó chủ tịch Hội môi giới BĐS Việt nam cho biết.

Ông Đỗ Trọng Hưng, Bí thư Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa từng cho biết trên Báo Thanh Hóa, chưa bao giờ Thanh Hoá có được tiềm lực và lợi thế như ngày nay. Cùng với việc Thanh Hoá được Bộ Chính trị ban hành nghị quyết riêng sẽ tạo nguồn lực mạnh mẽ cả về vật chất và tinh thần, mở ra thời cơ, vận hội nổi trội và khác biệt để địa phương cất cánh, tạo đột phá trở thành cực tăng trưởng mới, cùng với Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh trở thành tứ giác phát triển phía bắc của Tổ quốc.

Lan Nhi

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên