Ông Mai Hữu Tín tuyên bố “TTF đã qua điểm hoà vốn và bước vào tăng trưởng”, song lãi 9 tháng vẫn giảm 35%, chỉ đạt 10% chỉ tiêu 2022
Tại Đại hội năm 2022, ông Tín tiếp tục đưa ra kịch bản tươi sáng khi cho rằng Công ty đã qua điểm hòa vốn, từ bây giờ là giai đoạn TTF tăng trưởng. Nhiệm kỳ 2022-2027 sẽ là nhiệm kỳ tăng tốc của TTF.
- 31-10-2022Halloween của cổ đông thép: cổ phiếu Hoa Sen (HSG), Hoà Phát (HPG)… bị bán tháo sau khi doanh nghiệp đồng loạt báo lỗ lỷ lục
- 31-10-2022Một Giám đốc điều hành chủ chốt của Vinamilk từ nhiệm sau 26 năm gắn bó
- 31-10-2022Chính thức ghi nhận khoản lãi đầu tư vào công ty liên kết, Kinh Bắc City (KBC) lãi đột biến gần 2.000 tỷ đồng trong quý 3
Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (TTF) đã công bố BCTC hợp nhất quý 3/2022 với doanh thu thuần 357 tỷ đồng, đi ngang so với cùng kỳ. Khấu trừ chi phí, TTF báo lãi 2,7 tỷ đồng, tăng 67,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lũy kế 9 tháng, Công ty ghi nhận doanh thu đạt 1.516 tỷ đồng, tăng gần 40%; lãi sau thuế đạt 7,2 tỷ đồng, giảm 35% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông không kiểm soát âm gần 6 tỷ đồng.
Trong năm 2022, TTF đặt kế hoạch tổng doanh thu 2.268,9 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 72,8 tỷ đồng. Như vậy sau 9 tháng, Công ty thực hiện được 68% mục tiêu lợi nhuận và chỉ 10% kế hoạch năm.
Về TTF, ông Mai Hữu Tín sau khi tuyên bố giải được bài toán tồn đọng và tự tin đảm nhận ghế Chủ tịch từ năm 2019-2020, đến nay tình hình kinh doanh của Công ty vẫn chưa thực sự đột phá như kỳ vọng.
Tại Đại hội năm 2022, ông Tín tiếp tục đưa ra kịch bản tươi sáng khi cho rằng Công ty đã qua điểm hòa vốn, từ bây giờ là giai đoạn TTF tăng trưởng. Nếu không bị ảnh hưởng dịch Covid-19 trong năm 2021 thì báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đã đẹp hơn rất nhiều. Nhiệm kỳ 2022-2027 sẽ là nhiệm kỳ tăng tốc của TTF.
Trên thị trường, sau nỗ lực tăng và đạt đỉnh tại mức 17.000 đồng/cp hồi đầu năm nay, cổ phiếu TTF đang trong xu hướng giảm. Chốt phiên 31/10/2022, TTF dừng tại mốc 4.250 đồng/cp, chưa đến 1/3 mức đỉnh đầu năm.
Tính đến ngày 30/9/2022, tổng tài sản của TTF đạt 3.051 tỷ đồng, tăng 7,5% so với đầu năm; tiền và các khoản tương đương tiền biến động nhẹ lên 253 tỷ đồng; đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn tăng 152% lên 52,1 tỷ đồng; hàng tồn kho giảm 21% xuống 737,4 tỷ đồng.
Trong đó, mục đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết tăng 410% lên 357,4 tỷ đồng. TTF đang đầu tư vào CTCP Tekcom 170,7 tỷ đồng; đầu tư vào Natuzzi Singapore Pte.Ltd 12,6 tỷ đồng; Công ty TNHH Trồng rừng Trường Thanh OJI số vốn 60 tỷ đồng; CTCP Viestones 4,2 tỷ đồng.
Nợ phải trả tăng nhẹ lên 2.588 tỷ, đáng chú ý nợ dài hạn tăng 97,4% lên hơn 1.070 tỷ đồng.
Nhịp sống thị trường
Tin tức sự kiện về: Công ty cổ phần Cao su Việt Nam
Xem tất cả >>Sự kiện: KQKD Quý 3/2022
Xem tất cả >>- Không buồn cạnh tranh với Winmart, Circle K... một doanh nghiệp bán lẻ tăng doanh thu 96 lần, giá cổ phiếu đã giảm gần 30% từ đỉnh
- DN họ Viettel trong 9T2022: Đột biến tại Viettel Global, kỷ lục tại Viettel Construction
- Đại gia vàng miếng SJC vượt chỉ tiêu lãi sau 9 tháng với 53 tỷ đồng, đang chuyển mình “lấn sân” mảng trang sức
- Ồ ạt mở rộng chuỗi, doanh thu loạt công ty thuộc danh mục đầu tư của Mekong Capital tăng phi mã, riêng Pharmacity đóng 75 cửa hàng
- Dòng tiền khó khăn, các ông lớn BĐS Novaland, Khang Điền, Phát Đạt... tích trữ tiền mặt như thế nào?