Ông Phạm Nhật Vượng đã tặng VinFast 7.000 tỷ đồng, 2 công ty riêng tặng toàn bộ tiền thu được từ việc bán 46 triệu cổ phiếu VFS
Trong 6 tháng tới, VinFast dự kiến nhận đến 12.000 tỷ đồng tài trợ không hoàn lại từ Vingroup và tiền từ việc bán cổ phiếu từ 2 công ty riêng của ông Phạm Nhật Vượng.
- 05-10-2023Đô thị Kinh Bắc (KBC) muốn thực hiện dự án KCN Quế Võ mở rộng, cứ điểm sản xuất của Canon, Foxconn, Goertek… tại Việt Nam
- 05-10-2023VinFast sẽ công bố kết quả kinh doanh quý 3/2023 trước giờ giao dịch ngày 5/10, livestream để trả lời các chất vấn của nhà đầu tư
- 05-10-2023Một công ty BĐS kín tiếng huy động 4.000 tỷ đồng trái phiếu trong một ngày sau khi tăng vốn lên hơn nghìn tỷ
VinFast thông báo, theo thỏa thuận cấp vốn của Vingroup và Chủ tịch Phạm Nhật Vượng cho hãng xe điện này, tính đến ngày 30/9, Vingroup đã giải ngân khoản vay 23.000 tỷ đồng và trong tháng 9/2023. Ngoài ra, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng đã giải ngân tặng 7.000 tỷ đồng cho VinFast.
Như vậy, tổng số tiền mà công ty này đã nhận từ Vingroup và ông Phạm Nhật Vượng là 30.000 tỷ đồng.
Trong 6 tháng tới, VinFast dự kiến nhận đến 12.000 tỷ đồng tài trợ không hoàn lại từ Vingroup. Ngoài ra, theo bản cáo bạch F-1 của VinFast, 2 công ty đầu tư riêng của ông Phạm Nhật Vượng là CTCP Tập đoàn Đầu tư Việt Nam (VIG) và Asian Star Trading & Investment (Asian Star) sẽ bán ra hơn 46,2 triệu cổ phiếu, tương đương khoảng 2% lượng cổ phiếu đang lưu hành.
Tổng số tiền thu được từ việc bán ra cổ phiếu VFS của VIG và Asian Star sẽ được dùng để tái đầu tư cho VinFast. Như vậy, tổng nguồn tiền hãng xe điện kỳ vọng nhận về trong các quý tiếp theo có thể lên đến 29.000 tỷ đồng hoặc nhiều hơn.
Theo đại điện của Vingroup chia sẻ, việc hai công ty riêng của ông Phạm Nhật Vượng bán ra lượng cổ phiếu trên thể hiện vị tỷ phú này cùng Vingroup luôn đồng hành cùng VinFast khi đã hiện thực hóa khoản cam kết tài trợ và cho vay 2,5 tỷ USD.
Ngoài ra, việc bán ra này cũng giúp tỷ lệ cổ phiếu VFS được tự do giao dịch tăng lên. Điều này góp phần tăng tính minh bạch, thúc đẩy thanh khoản cổ phiếu VFS trong thời gian tới, từ đó gia tăng sự thu hút với các nhà đầu tư. Ngoài ra, chi phí giao dịch cho các nhà đầu tư cũng sẽ giảm xuống và giá cổ phiếu VFS sẽ ngày càng phản ánh chính xác hơn giá trị công ty.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 4/10, cổ phiếu VFS của VinFast giảm 13,72% so với hôm trước còn 8,05 USD/cp. Khối lượng khớp lệnh trong phiên mức 5,6 triệu cổ phiếu. Đây đã là phiên giảm thứ 4 liên tiếp của cổ phiếu này.
Với mức giá hiện tại, vốn hóa của VinFast đạt mức 18,7 tỷ USD. VinFast cũng đã tụt xuống vị trí thứ 22 trong những công ty sản xuất ô tô có vốn hóa lớn nhất toàn cầu. Bên cạnh đó, công ty này còn bị Rivian vượt mặt, đẩy xuống vị trí thứ 5 về trong các doanh nghiệp xe điện có vốn hóa lớn nhất, sau Tesla (828,9 tỷ USD), BYD (91,8 tỷ USD), Li Auto (35,17 tỷ USD) và Rivian (22,4 tỷ USD).
Nhịp Sống Thị Trường