Ông Trần Hoàng Ngân: Việt Nam đủ năng lực can thiệp thị trường lúc cần, giữ ổn định tỷ giá
Tỷ lệ dự trữ ngoại hối của Việt Nam đang ở mức hơn 66 tỷ USD, đại biểu Trần Hoàng Ngân cho biết trong phiên thảo luận tại Hội trường sáng 31/6.
- 31-05-2019Vì sao doanh nghiệp tư nhân Việt Nam hay “chết yểu“?
- 31-05-2019Logistics Việt Nam muốn tăng thêm 10 bậc cần tháo nhiều điểm nghẽn
- 30-05-2019Tướng Sùng Thìn Cò cảnh báo vấn đề môi trường khi Trung Quốc đầu tư các khu kinh tế, công nghiệp chế xuất sát biên giới Việt Nam
Đại biểu Trần Hoàng Ngân, đoàn TP. Hồ Chí Minh cho biết Việt Nam đã đạt được 3 thành tựu trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái, có nhiều bất ổn.
Thứ nhất là GDP trong năm 2018 đạt 7,08%, cao nhất trong 11 năm trở lại đây kể từ khi Việt Nam chịu ảnh hưởng của suy thoái toàn cầu. Nếu GDP Việt Nam năm 2008 chỉ ở mức 99 tỷ USD, đến năm 2018 đã đạt 245 tỷ USD, tăng 2,5 lần. GDP bình quân đầu người từ 1.140 USD hồi năm 2008 đã tăng 2,3 lần vào 2018, đạt 2.590 USD.
"Nói như vậy để chúng ta có thêm niềm tin, bước tới tăng tốc", ông Ngân nói.
Thứ hai, chất lượng tăng trưởng của Việt Nam đã có nhiều thanh đổi. Cụ thể như đóng góp của TFP (năng suất các nhân tố tổng hợp) vào tăng trưởng đã trên 45% trong khi mục tiêu đề ra là 35%, tốc độ tăng năng suất đạt trên 5,9%, vượt mục tiêu. Mặt khác, kinh tế vĩ mô được ổn định, lạm phát 4 năm được kiểm soát dưới 4%, cán cân thương mại, vãng lai có thặng dư giúp tăng tỷ lệ dự trữ ngoại hối hiện nay lên hơn 66 tỷ USD.
"Nhờ vậy chúng ta đủ khả năng can thiệp vào thị trường, ổn định tỷ giá, tạo thêm niềm tin vào VNĐ", ông nói. Ngoài ra, ông cho rằng bội chi ngân sách dưới mức dự toán, nợ công giảm... cũng là điểm sáng. Do vậy, Việt Nam thời gian gần đây đã được các tổ chức quốc tế nâng hạng tín nhiệm.
Vị đại biểu này cũng chia sẻ thêm 3 vấn đề tại Quốc hội.
Thứ nhất là về thu hút FDI. Trong 30 vừa qua, Việt Nam đã thu hút được 27.000 dự án, 400 tỷ USD đang ký và đã giải ngân được 192 tỷ USD. Dòng vốn FDI đã có những tác động lớn cho nền kinh tế như góp 20% vào tăng trưởng chung, giải quyết công ăn việc làm, chiếm 72% xuất khẩu...
Tuy nhiên, khu vực FDI vẫn còn nhiều tồn tại về chuyển giao công nghệ, chuyển giá, trốn thuế hay tác động đến môi trường.
"Hai năm qua dự toán thu ngân sách từ khu vực này hụt thu liên tục", ông Ngân nhấn mạnh. Do vậy, với xu thế FDI tiếp tục đổ dồn vào Việt Nam, vị đại biểu này cho rằng các bộ, ngành liên quan phải tạo ra bộ lọc: chọn lựa dự án tốt, bảo đảm các mục tiêu Việt Nam đề ra.
Thứ hai là về cơ sở hạ tầng. Ông nhấn mạnh cần sớm giải quyết các vấn đề của đường bộ, đặc biệt là ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Thứ ba là về thể chế. "Quốc hội nên có một buổi riêng để thảo luận về thể chế", ông nói và cho biết dù Việt Nam đã đề cập đến rất nhiều nhưng đến nay vẫn chưa đồng bộ và hoàn thiện được thể chế.