Ông trùm kinh doanh Nhật Bản Inamori Kazuo: Người nghèo muôn kiếp thường "hào phóng" 3 thứ và thích làm 3 việc, không muốn 'kiệt quệ' thì phải sớm thay đổi
Vị "thánh quản lý" của Nhật Bản cho rằng người nào thích làm 3 việc và lãng phí 3 thứ này thì muôn đời nghèo khổ, chẳng thể nào khá lên nổi.
- 22-11-2022Từng thi trượt đến 4 lần, nam sinh Hà Nội đỗ ĐH top đầu châu Á, còn làm được điều không tưởng cho sinh viên Việt Nam
- 22-11-2022"Ngôi sao từng vô địch World Cup" kiếm 3,5 tỷ/tuần nhưng vẫn đi xe hơi cũ, du lịch bụi để tiết kiệm
- 22-11-2022Vì sao làm càng nhiều sẽ càng chịu thiệt thòi: Không biết 5 quy tắc ngầm này, bạn vừa hại thân, vừa khiến sự nghiệp xuống dốc!
- 19-11-2022Vất vả gây dựng gia tài 130 tỷ NDT từ một hiệu thuốc nhỏ, "Dược Vương" Trung Quốc phải trả giá đắt vì lòng tham không đáy, gánh nợ hơn 42.000 tỷ NDT
Inamori Kazuo là tỷ phú nổi tiếng người Nhật Bản, là huyền thoại của giới thương nghiệp và được xưng tụng là một trong "4 nhà quản lý kiệt xuất" xứ sở mặt trời mọc. 2 công ty ông thành lập đều nằm trong danh sách Fortune 500. Ông còn là cựu CEO của hãng hàng không Japan Airlines và đã cứu hãng hàng không này khi hãng đang đứng trên bờ vực phá sản.
Có thế nói, những thiên tài kinh doanh như vậy trên thế giới không nhiều. Thành công đến với Inamori không chỉ đơn giản bằng tài năng thiên phú, mà phần lớn nhờ vào sự chăm chỉ và nỗ lực phi thường của bản thân ông. Trải qua bao thăng trầm của cuộc sống, ông đã có những cái nhìn sâu sắc về nhân sinh, về thành bại trong cuộc đời. Ông nhận ra rằng những người nghèo khổ, thất bại trong đời đều rất thích làm 3 việc và lãng phí 3 thứ này.
Lãng phí 3 thứ
1. Thời gian
Người xưa có câu, thời gian là vàng là bạc. Những người xem thời gian là thứ vô dụng thì chắc chắn tương lai chẳng có gì trong tay. Họ thường cảm thấy cuộc sống tẻ nhạt, chán chường và luôn muốn tìm đến những thú vui nào đó để giết thời gian. Nếu như có thể sử dụng khoảng thời gian đó để đọc sách hay học thêm một kỹ năng mới, họ chắc chắn có thể nâng cao khả năng cạnh tranh, làm bàn đạp cho sự phát triển sau này.
Trong khi đó, người giàu lại có tư duy hoàn toàn trái ngược. Lý Gia Thành - người giàu nhất Châu Á, vô cùng quý trọng thời gian. Mỗi ngày ông thức dậy lúc 6 giờ sáng, tập thể dục một tiếng rưỡi sau đó mới bắt tay vào công việc. Buổi trưa buồn ngủ thì ông uống chút cà phê rồi lại tiếp tục với những kế hoạch của mình. Trước khi đi ngủ, ông nhất quyết phải đọc vài trang sách. Hiện nay, dù đã qua tuổi 90, nhưng ông vẫn duy trì lối sống như vậy, ngày ngày đều không hề lãng phí thời gian.
Điều đáng sợ nhất trên thế giới không phải là những người giỏi hơn bạn, mà là những người đã giỏi hơn bạn lại còn làm việc chăm chỉ hơn bạn. Đây là điều mà tất cả chúng ta đều nên suy ngẫm.
2. Tiền bạc
Có một hiện tượng phổ biến trong cuộc sống là khi càng nghèo thì người ta càng coi trọng thể diện. Vì sĩ diện, họ sẵn sàng chạy theo những thứ vượt quá khả năng tài chính của bản thân. Thậm chí, nhiều người còn đi vay tiền trả lãi để mua đồ hiệu và vẫn cảm thấy rất thoải mái. Họ không ngần ngại bán thân xác, thậm chí bán cả tương lai của mình để mua những chiếc túi, thỏi son hàng hiệu, thỏa mãn mong muốn nhưng kỳ thực lại đang tự đẩy bản thân và hoàn cảnh thê thảm hơn.
3. Lý tưởng
Người khó thành công thường hay "rộng lượng" trong tư tưởng. Họ thích nói nhiều, hầu hết là chuyện viển vông. Họ luôn bàn luận về những điều vượt quá khả năng và hiểu biết của bản thân, thể hiện mình quan tâm đến mọi thứ, cái gì cũng biết.
Thực tế, nếu chỉ nói không thì ai cũng có thể nói được, vấn đề là họ có làm được chuyện đó không. Đừng bao giờ so sánh bản thân mình với người khác, cũng đừng than thân trách phận. Cứ thay đổi bản thân mình trước theo hướng tốt đẹp sẽ thấy cuộc đời ngày một khác biệt. Ai cũng có thể hy vọng vào tương lai, nhưng cũng đừng bao giờ xa rời với thực tế.
Thích làm 3 việc
1. Dễ dàng thỏa hiệp
Phần lớn chúng ta đều không thích những kẻ "gió chiều nào theo chiều đó", nhưng trong thực tế, người thường sẽ dễ đánh mất bản thân giữa việc thỏa hiệp và do dự. Những người này cũng hay chần chừ không dứt khoát. Khi họ làm việc nào đó lại không thể kiên trì đến cùng, gặp phải khó khăn liền chùn chân. Chỉ vừa mới thất bại liền nghi ngờ sự lựa chọn ban đầu là đúng hay sai. Lấy cái khó và thất bại làm cái cớ, tìm đường lui cho mình. Làm sao một người như vậy có thể làm nên việc lớn?
Suy cho cùng, mỗi người thành công đều phải trải qua vô số gian khổ. Khi Inamori Kazuo thành lập nên Kyocena, người người đều coi thường. Chỉ có chính ông vẫn luôn kiên định với lựa chọn của mình. Inamori Kazuo không cúi đầu thỏa hiệp hay từ bỏ. Ông từng bước đạp lên mọi gian khó và gièm pha để tiến lên phía trước, sau cùng ông mới có được thành công như thế.
2. Tham gia vào các bữa tiệc vô nghĩa
Thời trẻ, Kazuo Inamori luôn chăm chỉ nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Trong nhiều tháng liên tiếp, hầu như ông không rời khỏi nơi này và từ chối tất cả các bữa tiệc. Ông cũng nhận ra rằng việc này giúp ông tập trung vào công việc và không bị phân tâm vào những thứ không quan trọng khác.
Khi còn trẻ, chúng ta thường thích những nơi náo nhiệt, đông vui như những bữa tiệc cùng bạn bè. Nhiều người cho rằng việc tham gia vào những bữa tiệc đó sẽ giúp họ có thể gặp gỡ nhiều người hơn, tạo dựng các mối quan hệ xã hội và có lợi về sau. Điều này chỉ đúng khi đó là cuộc gặp gỡ của những người bạn "chất lượng" thay vì những "con nhậu".
Người thông minh và thành công họ không dựa vào người khác để cho thấy sự tồn tại của mình và cũng không bao giờ chọn "bạn nhậu" để trao sự tin tưởng. Thay vì tham gia vào những buổi tiệc vô bổ, họ sẽ dành thời gian để tự phát triển chính mình và không cố ép bản thân làm việc mình không thích hay không cần thiết.
3. Ảo tưởng phi thực tế về làm giàu
Kazuo Inamori từng kiếm được hàng triệu USD trong năm đầu tiên kinh doanh. Khi đó, nhiều đồng nghiệp làm việc chăm chỉ với ông muốn chia cổ tức vào cuối năm nhưng không được ông đồng ý. Thậm chí, một số người còn đe dọa: "Nếu không trả cổ tức, họ sẽ nghỉ việc hàng loạt."
Cuối cùng, Kazuo Inamori đã dành ra ba ngày để cố gắng xoa dịu tình hình hỗn loạn, đồng thời cho những người trẻ tuổi hiểu rằng làm ăn kinh doanh là con đường lâu dài, họ không nên mơ mộng làm giàu trong một sớm một chiều.
Trong cuộc sống này, không ít người cũng từng cố gắng với những kế hoạch của bản thân, với cái mà người ta thường gọi là "khởi nghiệp" nhưng lại không đạt được thành công như kỳ vọng. Đôi khi chẳng phải do họ không có tài hay chưa đủ chăm chỉ mà chỉ đơn giản là họ chưa nhìn ra được khả năng của mục tiêu đề ra.
Đôi khi bạn đâm đầu vào một công việc có thể giúp bạn kiếm nhiều tiền một ngày, cứ thế bạn chìm trong mơ tưởng: "Với lợi nhuận như vậy, sau 1 năm, tôi sẽ trở nên giàu có. Tôi chẳng cầu mong gì hơn." Nếu thị trường ổn định, mọi thứ có thể sẽ diễn ra theo đúng kế hoạch. Tuy nhiên, thị trường luôn biến động, nếu bạn chỉ nhìn thấy lợi ích trước mắt mà không có những kế hoạch phát triển hay đối phó với rủi ro. Sẽ nhanh tôi, bạn sẽ thất bại. Những người nhanh thất bại nhất chính là những người luôn muốn giàu có trong một sớm một chiều.
(Tổng hợp)
Nhịp sống thị trường