MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ông Võ Quang Huệ - Phó tướng gánh trên vai dự án Vinfast: Người Việt trẻ ham học hỏi, giỏi sáng tạo, nhưng lại thiếu yếu tố mấu chốt này

27-02-2018 - 11:02 AM | Doanh nghiệp

"Nếu không có nghiên cứu không có giải pháp mới thì không thể cạnh tranh, thậm chí phá sản lúc nào không biết. Luôn cần sáng tạo đáp ứng cuộc sống", ông Huệ nhấn mạnh tầm quan trọng của sáng tạo trong cuộc sống cũng như kinh doanh.

Sự sáng tạo người Việt trong mắt nhà điều hành công ty đa quốc gia

"Tôi rất tin vào năng lực sáng tạo của người Việt Nam mình. Đi làm nhiều nơi tôi vẫn thấy đây là điều đúng", ông Võ Quang Huệ từng nói như vậy trong một sự kiện tọa đàm về sáng tạo khi vẫn đang giữ vị trí CEO Bosch Việt Nam.

Không những vậy tin vào điều này nên dù Việt Nam chưa phải là trung tâm ngành ô tô nhưng ông vẫn đưa về nhà máy về đây. Tại thời điểm này, ông Huệ chia sẻ tại Bosch Việt Nam từ 30 kỹ sư tại trung tâm nghiên cứu và phát triển ban đầu sau đó phát triển thành 1000 người và hiện tới mục tiêu 2020 kỹ sư vào năm 2020. Họ là những người hàng ngày hàng tháng đưa ra những giải pháp sáng tạo cho ngành hàng của Bosch trên toàn cầu.

Ông Võ Quang Huệ - Phó tướng gánh trên vai dự án Vinfast: Người Việt trẻ ham học hỏi, giỏi sáng tạo, nhưng lại thiếu yếu tố mấu chốt này - Ảnh 1.

Để chứng minh năng lực sáng tạo của người Việt, ông Huệ lấy dụ đơn giản là việc Bosch hợp tác cùng hãng bảo hiểm tại Việt Nam đưa ra thị trường giải pháp bảo vệ phương tiện xe máy chỉ với mức giá khoảng 100 nghìn đồng. Theo đó thiết bị này được gắn vào xe như Honda thì khi bị trộm sẽ tự động ngắt nguồn và xe không thể chạy được trừ khi vác lên ô tô chở đi. Ngoài ra, những thông số về địa điểm được gửi về cũng cho biết xe đang ở đâu.

Theo chia sẻ của ông Huệ để tìm ra được những người sáng tạo này, để vào trung tâm nghiên cứu bắt buộc phải có 2 kỹ năng. Kỹ năng 1 là nắm vững chắc kiến thức chuyên ngành của mình. "Giải pháp nào phải có chuyên môn đấy đến nơi đến chốn. Tuy nhiên cái này người Việt ưa ăn mỳ ăn liền nên rất khó. Phải nắm vững ngành mình học", ông Huệ chia sẻ.Kỹ năng thứ 2 cần có là năng lực quản lý đề án, hiểu được khách hàng. Từ việc hiểu được yêu cầu của khách hàng triển khai thành những giải pháp sáng tạo.

Để chứng minh năng lực sáng tạo của người Việt, ông Huệ lấy dụ đơn giản là việc Bosch hợp tác cùng hãng bảo hiểm tại Việt Nam đưa ra thị trường giải pháp bảo vệ phương tiện xe máy chỉ với mức giá khoảng 100 nghìn đồng. Theo đó thiết bị này được gắn vào xe như Honda thì khi bị trộm sẽ tự động ngắt nguồn và xe không thể chạy được trừ khi vác lên ô tô chở đi. Ngoài ra, những thông số về địa điểm được gửi về cũng cho biết xe đang ở đâu.

"Nếu không có nghiên cứu không có giải pháp mới thì không thể cạnh tranh, thậm chí phá sản lúc nào không biết. Luôn cần sáng tạo đáp ứng cuộc sống"

Theo chia sẻ của ông Huệ để tìm ra được những người sáng tạo này, để vào trung tâm nghiên cứu bắt buộc phải có 2 kỹ năng. Kỹ năng 1 là nắm vững chắc kiến thức chuyên ngành của mình. "Giải pháp nào phải có chuyên môn đấy đến nơi đến chốn. Tuy nhiên cái này người Việt ưa ăn mỳ ăn liền nên rất khó. Phải nắm vững ngành mình học", ông Huệ chia sẻ.

"Nếu không có nghiên cứu không có giải pháp mới thì không thể cạnh tranh, thậm chí phá sản lúc nào không biết. Luôn cần sáng tạo đáp ứng cuộc sống", ông Huệ nhấn mạnh. Và có lẽ niềm tin vào năng lực sáng tạo của người Việt Nam cũng là một trong những động lực giúp ông Huệ rời Bosch chỉ vài tháng sau đó để tham gia dự án ô tô thương hiệu Việt Vinfast của tập đoàn Vingroup với cương vị phó tổng giám đốc.

... Nhưng thiếu một thứ...

Tuy nhiên ông Võ Quang Huệ cũng cho rằng người Việt ham học hỏi, ham phát triển cá nhân mình. "Cho nên các bạn có nhiều giải pháp mới, tốt. Tuy nhiên điểm mấu chốt của vấn đề theo tôi là không có tinh thần đến cùng. Chữ đến cùng này mình phải học từ các nước khác", vị chuyên gia từng làm việc lâu năm cho BMW, Bosch khắp toàn cầu chỉ ra. Theo ông cần đến cùng từ giải pháp đến chất lượng, giá thành sản phẩm cho đến rất nhiều thứ chuyện khác.

Nếu xem xét rộng hơn trên bề mặt xã hội, thiếu tinh thần đến cùng trong cách nói của ông Huệ khá giống với hiện tượng "Hào hứng một phút" được nêu trong một cuốn sách bán khá chạy gần đây.

Người Việt ham học hỏi, ham phát triển cá nhân mình. Tuy nhiên điểm mấu chốt của vấn đề theo là không có tinh thần đến cùng.

Theo đó nhiều người trẻ khi đọc một bài viết về người giỏi ngôn ngữ cũng hùng hực ý chí mở Youtube, đăng ký học online, đến trung tâm ôn luyện dù chỉ vài buổi. Đó là những người đọc một bài báo nhắc nhở về sức khỏe, cũng nhanh chóng đi mua tạ về nhà tập hoặc đến phòng tập gym nhưng cũng bỏ bẵng sau vài buổi đầu hào hứng.

Để chữa được căn bệnh này cũng như xây dựng được tinh thần đến cùng, điều quan trọng nữa với người trẻ chính là rèn luyện ý chí quyết tâm và bền bỉ. Và yếu tố từng được diễn giả nổi tiếng trên Ted Talks Angela Lee chỉ ra chính là Grit.

Grit

Grit có thể hiểm nôm na trong tiếng Việt là ý chí vững chãi, kiên định như đá cẩm thạch. Theo đó bạn cần hướng tới mục tiêu tương lai ngày này qua ngày khác không chỉ trong vài tuần, vài tháng mà là hàng năm trời, làm việc chăm chỉ để biến tương lai thành hiện thực. Grit biến cuộc sống thành một đường chạy marathon chứ không phải cuộc đua nước rút. Và cũng theo Angela để xây dựng được Grit thì đầu tiên cần xây dựng tư duy tích cực.

Ông Võ Quang Huệ - Phó tướng gánh trên vai dự án Vinfast: Người Việt trẻ ham học hỏi, giỏi sáng tạo, nhưng lại thiếu yếu tố mấu chốt này - Ảnh 4.


Theo Thu Thúy

Trí thức trẻ

Trở lên trên