OPEC+ đã bù đắp cho Nga hơn 300 tỷ USD như thế nào?
Lợi ích của Nga từ thỏa thuận OPEC+ (“Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ” mở rộng) đã vượt quy mô tài sản bị phương Tây phong tỏa là 300 tỷ USD.
- 26-12-20237 vụ phá sản đình đám năm 2023: Làn sóng vỡ nợ bùng nổ do hàng loạt sức ép, từ lãi suất cao ở Mỹ tới cạnh tranh cùng ngành diễn ra khốc liệt
- 26-12-20239 vấn đề định hình nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2024: Từ lạm phát, tăng trưởng GDP đến TikTok, ChatGPT
- 26-12-2023Lạm phát ở Mỹ nhìn từ quả trứng, bó rau: Tại sao người dân lại cảm thấy “tồi tệ” đến vậy ngay cả khi nền kinh tế vẫn được coi là mạnh mẽ?
Thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu của OPEC+ (“Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ” mở rộng) mà Moscow đồng ý tham gia đã mang lại thêm 30 nghìn tỷ rúp cho ngân sách Nga.
Người đứng đầu RDIF (Russian Direct Investment Fund, tức “Quỹ đầu tư trực tiếp của Nga”) Kirill Dmitriev cho biết, con số này lớn hơn số tài sản trị giá 300 tỷ USD của Nga đang bị phong tỏa ở nước ngoài, trong đó chủ yếu là từ Liên minh châu Âu (EU), với hơn 280 tỷ USD.
Người đứng đầu RDIF lưu ý rằng, thỏa thuận OPEC+ có thể được coi là một trong những thỏa thuận quan trọng nhất đối với thế giới trong 20 năm qua. Ngoài ra, theo quan điểm của ông, Moscow có thể kiếm thêm tiền nhờ sự hợp tác tin cậy với Ả Rập Saudi và các nước OPEC+ khác.
Ông Kirill Dmitriev cho biết thêm, điều này quan trọng không chỉ đối với các nhà sản xuất Nga và người tiêu dùng năng lượng thế giới, mà còn đối với nguồn thu ngoại tệ quan trọng của đất nước này, với hơn 30 nghìn tỷ rúp thêm vào cho ngân sách nhà nước.
Tất cả những điều này là kết quả của sự hợp tác rất chặt chẽ, tin cậy giữa Ả Rập Saudi và các thành viên OPEC khác.
Hiện nay, Nga, Ả Rập Saudi và các nước OPEC+ khác đang trở thành tấm gương tiêu biểu về sự hợp tác mang tính xây dựng, sáng tạo và có lợi cho toàn thế giới
Được biết, thỏa thuận hạn chế sản xuất dầu giữa các nước OPEC và 11 quốc gia không nằm trong tổ chức này được ký kết vào ngày 10 tháng 12 năm 2016, trong bối cảnh giá năng lượng thế giới giảm sâu.
Mặc dù vào năm 2020, thỏa thuận bị gián đoạn vài tháng, nhưng sau đó các nước lại tiếp tục đồng ý gia hạn thỏa thuận, khiến giá dầu thế giới tăng lên và các nước xuất khẩu dầu mỏ đã thu được nguồn lợi lớn hơn, so với giá trị quy đổi từ sản lượng dầu mà họ đã đồng ý cắt giảm.
Giáo dục và Thời đại