OPEC+ khả năng 50-50 sẽ quyết định kéo dài thời gian cắt giảm sản lượng
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh (OPEC+) bắt đầu kỳ họp online trong hai ngày 30/11 và 1/12 tới để đưa ra quyết định về việc có cắt mức giảm sản lượng đi 2 tuần kể từ tháng 1 tới hay không, giữa bối cảnh đại dịch Covid-19 tiếp tục bùng phát gây lo ngại nhu cầu tiêu thụ năng lượng toàn cầu sẽ giảm lâu hơn những dự báo từ trước tới nay.
- 27-11-2020Giá dầu tuần này tăng 6% nhưng có dấu hiệu mất đà
- 27-11-2020Thị trường ngày 27/11: Giá dầu quay đầu giảm, vàng, quặng sắt và thép đồng loạt tăng
- 26-11-2020Giá dầu tăng vượt mức đỉnh 8 tháng
Theo thỏa thuận hồi tháng 4/2020 của OPEC+, mức cắt giảm sản lượng của liên minh này hiện nay là 7,7 triệu thùng/ngày, sẽ giảm xuống còn 5,8 triệu thùng/ngày kể từ tháng 1/2021.
Nhưng với diễn biến phức tạp của dịch bệnh cùng một số vấn đề khác, lộ trình này có thể sẽ thay đổi, theo đó thời điểm hạ mức cắt giảm sản lượng có thể lùi lại 3 tháng để ngành dầu mỏ thực sự thoát khỏi cuộc khủng hoảng Covid-19.
Trong những tuần gần đây, các nhà sản xuất dầu chủ chốt thuộc OPEC+ đã bóng gió rằng việc gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng có thể được nhóm này xem xét trong cuộc họp chính sách lần này, bất chấp những thông tin tích cực về việc phát triển vắcxin ngừa Covid-19 của một số hãng dược phẩm trên thế giới và mặc dù bất ổn trên chính trường Mỹ đã tạm lắng xuống.
Điều này rất có cơ sở bởi kể cả khi các vắc-xin được cấp phép và bắt đầu cung ứng ra thị trường thì cũng phải mất một thời gian không nhỏ để thế giới có thể dập tắt được dịch Covid-19, nhất là khi nguồn cung vắc-xin ở giai đoạn đầu không đáng kể so với nhu cầu.
Một yếu tố nữa quan trọng không kém đối với thị trường dầu mỏ, đó là sản lượng của các nước ngoài OPEC+, và lượng dầu tồn trữ của các Chính phủ, tổ chức và cá nhân sau đợt giá giảm mạnh hồi đầu năm nay.
Đa số những người tham gia thị trường dầu mỏ đều cho rằng OPEC sẽ lựa chọn phương án lùi thời gian hạ mức cắt giảm sản lượng. Tuy nhiên, cũng không ít người bác bỏ giả thuyết này, vì cho rằng giá dầu đang tăng nhanh, và nội bộ OPEC có nhiều bất đồng lớn trong một quyết định như vậy.
Tuần trước, Các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE) đã tỏ ra miễn cưỡng với viễn cảnh áp dụng đầy đủ các hạn mức cắt giảm sản lượng tới vào cuối năm nay.
Ngoài ra, việc các nước thành viên của nhóm tuân thủ cam kết đến đâu luôn là điều thu hút sự chú ý của thị trường dầu mỏ. Trong thời gian qua, một số nước vẫn sản xuất vượt mức cam kết. Đó là chưa kể việc gia tăng sản lượng của 3 thành viên OPEC được miễn cắt giảm sản lượng, đó là Libya, Iran và Venezuela.