Oppo - Thương hiệu điện thoại Sơn Tùng MTP từng làm đại sứ có nguy cơ sắp 'bay màu' tại châu Âu?
Oppo, thương hiệu sản xuất điện thoại thông minh Trung Quốc lớn thứ tư thế giới, đang phải đối mặt với một cuộc đại tu chiến lược kinh doanh tại thị trường nước ngoài.
- 11-10-2020Thị trường smartphone Việt: Không chỉ có Samsung, Oppo và Apple
- 06-07-2020Quảng cáo "trộm vía" như Sơn Tùng M-TP: Biti’s, Oppo đều phất lên như diều gặp gió, tới lượt Vinfast bứt phá?
- 19-06-2019Chi đậm cho các ngôi sao giải trí, OPPO và các hãng điện thoại Trung Quốc đã thu về cả chục nghìn tỷ đồng từ thị trường Việt Nam
Theo Nikkei Asia, Oppo, thương hiệu sản xuất điện thoại thông minh Trung Quốc lớn thứ tư thế giới, đang phải đối mặt với một cuộc đại tu chiến lược kinh doanh tại thị trường nước ngoài sau khi chính phủ Đức tuyên bố ngừng bán các sản phẩm của hãng.
Theo đó, người dùng sẽ không thể truy cập trang web chính thức bằng tiếng Đức của Oppo. Thay vào đó, trang này chỉ hiện lên thông báo ngắn gọn: Thông tin sản phẩm hiện không có sẵn.
Diễn biến bất thường bắt nguồn từ việc Oppo thua kiện Nokia - nhà cung cấp thiết bị viễn thông Phần Lan. Được biết Nokia đã cáo buộc Oppo tự ý sử dụng bằng sáng chế công nghệ của mình mà không xin phép. Đến tháng 8, một tòa án ở Đức ra tuyên bố nước này sẽ ngừng bán điện thoại thông minh Oppo.
Được biết lệnh cấm chỉ áp dụng đối với các sản phẩm mới. Người dùng đang sở hữu smartphone của Oppo tại Đức vẫn sẽ tiếp tục sử dụng sản phẩm và nhận được mọi chính sách hỗ trợ từ hãng, bao gồm việc nâng cấp phần mềm hoặc chế độ bảo hành, sửa chữa…
Oppo lần đầu tiên gia nhập châu Âu vào năm 2018, đồng thời coi Đức như một thị trường trọng điểm trong khu vực. Phán quyết của tòa theo đó được coi là đón giáng nặng nề đối với thương hiệu sản xuất điện thoại thông minh.
Oppo, thương hiệu sản xuất điện thoại thông minh Trung Quốc lớn thứ tư thế giới, đang phải đối mặt với một cuộc đại tu chiến lược kinh doanh tại thị trường nước ngoài.
Theo Nikkei Asia, Nokia dự kiến sẽ tiếp tục nộp đơn kiện bổ sung đối với Oppo bên ngoài nước Đức. Điều này đồng nghĩa với việc smartphone của thương hiệu này có thể bị cấm bán tại một số thị trường khác. Billy Chan, Phó chủ tịch phụ trách mảng bán hàng quốc tế của Oppo, cho biết châu Âu là thị trường quan trọng và công ty luôn muốn trao tới khách hàng những sản phẩm sáng tạo nhất. Tuy nhiên, những rắc rối với Nokia đã khiến viễn cảnh này tan biến.
Trong khi đó, Oppo cũng đã phải đối mặt với những thách thức tại Ấn Độ, thị trường hãng bước chân vào năm 2014. Vào tháng 7, chính phủ Ấn Độ đã tuyên bố phạt công ty con của Oppo 550 triệu USD vì tội trốn thuế. Trước đó, hồi tháng 4, một thương hiệu điện thoại thông minh khác của Trung Quốc là Xiaomi cũng bị Ấn Độ thu giữ 725 triệu USD.
Oppo được thành lập vào năm 2004 tại Đông Hoản, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Ban đầu, công ty chỉ là bộ phận nghe nhìn tách ra từ nhà sản xuất điện tử BKK. Người sáng lập và giám đốc điều hành công ty, Tony Chen, là cựu giám đốc điều hành tại BBK. Vivo, một thương hiệu điện thoại thông minh giá rẻ khác, cũng thuộc BKK, song được quản lý riêng biệt và thường xuyên cạnh tranh với Oppo.
Oppo những ngày đầu chỉ bán máy nghe nhạc MP3 và chuyển sang smartphone vào năm 2011, tập trung vào phân khúc giá rẻ nhưng thiết kế nổi bật cùng nhiều tính năng phức tạp. Những chiếc điện thoại này đã thu hút một lượng lớn người tiêu dùng trẻ.
Đến năm 2016, Oppo vươn lên dẫn đầu thị trường điện thoại thông minh Trung Quốc. Công ty mở rộng hoạt động tại các thị trường nước ngoài, trong đó có Thái Lan vào năm 2009, sau đó bước chân vào Châu Âu, Mideast, Châu Phi và một số các thị trường khác. Oppo cũng đã xâm nhập thị trường Nhật Bản vào năm 2018.
Trước đó, các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Huawei Technologies được cho là cơ hội giúp Oppo thu hút một lượng lớn phân khúc khách hàng của đối thủ.
Các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Huawei Technologies được cho là cơ hội giúp Oppo thu hút một lượng lớn phân khúc khách hàng của đối thủ, đồng thời hiện thực hóa tham vọng bành trướng hơn nữa.
Tuy nhiên hiện tại, Oppo bắt đầu mất dần chỗ đứng, trong bối cảnh thị trường điện thoại thông minh Trung Quốc dự kiến sẽ giảm xuống mức thấp nhất trong 10 năm do đại dịch. Oppo cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt hơn từ các nhà sản xuất điện thoại giá rẻ khác, chẳng hạn như Vivo và Huawei spinoff Honor.
Để bù đắp cho những khó khăn tại Trung Quốc, Oppo không ngừng đẩy mạnh kinh doanh tại thị trường nước ngoài - thứ vốn đóng góp tới hơn 50% số lượng đơn đặt hàng Oppo hồi năm 2021.
Việc tăng cường quy mô tại nước ngoài theo đó trở thành một vấn đề cấp bách, đặc biệt tại khu vực Trung Đông và châu Phi. Tháng trước, Oppo cũng bắt tay với chính phủ Ai Cập để xây dựng một nhà máy sản xuất điện thoại thông minh. Số vốn đầu tư ban đầu cho nhà máy đạt 20 triệu USD, với công suất hàng năm dự kiến là 4,5 triệu chiếc. Đây được kỳ vọng sẽ trở thành trung tâm sản xuất mới giúp Oppo tiếp cận người dùng nước ngoài. Tại khu vực Mỹ Latinh, Oppo cũng đang lên kế hoạch nâng cấp hoạt động bán hàng.
Theo Nikkei Asia, Oppo vừa ra mắt nền tảng Cộng đồng toàn cầu bao gồm các không gian trực tuyến - nơi người dùng có thể tiếp cận và chia sẻ thông tin về chủ đề điện thoại thông minh. Đây được coi như một cách để Oppo phát triển cơ sở khách hàng của mình.
Ngoài ra, thương hiệu này cũng sẽ bước ra khỏi vòng an toàn và bắt đầu bán máy tính bảng lần đầu tiên tại châu Âu và Nhật Bản. Hãng cũng đang phát triển kính thực tế tăng cường và coi metaverse là một cơ hội kinh doanh lớn.
Thế nhưng, từ nay cho đến lúc mọi thứ đi vào quỹ đạo, Oppo vẫn còn rất nhiều thứ phải làm để cạnh tranh với ba gã khổng lồ sản xuất điện thoại thông minh là Samsung Electronics, Apple và Xiaomi. Thị phần toàn cầu của Oppo dao động trong khoảng 10% và gần như không thể thu hẹp khoảng cách với ba đối thủ trong vài quý qua.
“Bất kể gặp phải trở ngại gì, chúng tôi vẫn sẽ cố gắng giải quyết bằng cách tiến lên phía trước”, CEO Chen của Oppo chia sẻ.
Theo: Nikkei Asia, Bloomberg
Nhịp sống thị trường