MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

P/E TTCK Việt Nam về mức trung bình 3 năm, cơ hội “gom hàng” cho nhà đầu tư đã lộ diện?

Từ năm 2015 đến quý 3/2017 mức P/E dự phòng đều quay quanh mức trung bình với biên độ thấp và sau một thời gian chỉ số này tăng mạnh ở biên độ rộng có khi lên đến gần 21.0x vì vậy mới dẫn đến sự điều chỉnh mạnh của thị trường trong gần đây. Với mức P/E dự phóng hiện tại gần 16.0x so với mức trung bình 3 năm là 15.5x là một mức điều chỉnh hợp lý.

Phòng phân tích CTCK Yuanta vừa có đánh giá nhanh về diễn biến TTCK. Theo Yuanta, dòng tiền đang có sự dịch chuyển qua thị trường trái phiếu ở cả thị trường phát triển và thị trường mới nổi. Đồng thời, điểm tích cực là dòng tiền lại không có xu hướng chuyển đổi thành USD hoặc vào các kênh đầu tư có thanh khoản cao khác cho thấy dòng tiền vẫn lưu thông trong TTCK và không có hiện tượng trú ẩn an toàn, nghĩa là rủi ro TTCK toàn cầu vẫn chưa đáng lo ngại.

Trong tháng 05/2018, nhóm thị trường phát triển ảnh hưởng mạnh từ xu hướng này khi dòng tiền đổ mạnh vào trái phiếu, trong khi đó thị trường cổ phiếu lại bị rút ròng nhẹ.

P/E TTCK Việt Nam về mức trung bình 3 năm, cơ hội “gom hàng” cho nhà đầu tư đã lộ diện? - Ảnh 1.

Cùng chiều với xu hướng này, nhóm thị trường mới nổi cũng ảnh hưởng từ xu hướng biến động mạnh này. Tuy nhiên, dòng tiền vẫn có xu hướng mua ròng vào thị trường cổ phiếu tại khu vực này và không có sự dịch chuyển vào các kênh đầu tư khác cho thấy nhà đầu tư toàn cầu vẫn tỏ ra lạc quan vào thị trường cổ phiếu của khu vực mới nổi.

P/E TTCK Việt Nam về mức trung bình 3 năm, cơ hội “gom hàng” cho nhà đầu tư đã lộ diện? - Ảnh 2.

Do đó, có thể thấy rằng, thị trường cổ phiếu của khu vực phát triển mới ảnh hưởng nặng từ xu hướng này. Đồng thời, giới đầu tư vẫn còn rất lạc quan vào xu hướng của thị trường mới nổi khi mức P/E của khu vực này đang hấp dẫn hơn so với khu vực phát triển.

Dữ liệu Bloomberg cho biết P/E dự phóng hiện nay của Việt Nam đã và đang quay về tiệm cận mức trung bình trong 3 năm gần đây.

Từ năm 2015 đến quý 3/2017 mức P/E dự phòng đều quay quanh mức trung bình với biên độ thấp và sau một thời gian chỉ số này tăng mạnh ở biên độ rộng có khi lên đến gần 21.0x vì vậy mới dẫn đến sự điều chỉnh mạnh của thị trường trong gần đây. Với mức P/E dự phóng hiện tại gần 16.0x so với mức trung bình 3 năm là 15.5x là một mức điều chỉnh hợp lý.

Yuanta đánh giá thị trường Việt Nam hiện nay đã quay về giá trị thực nội tại và đây là mức thích hợp cho những nhà đầu tư trung và dài hạn hoặc các nhà đầu cơ trên thị trường.

P/E TTCK Việt Nam về mức trung bình 3 năm, cơ hội “gom hàng” cho nhà đầu tư đã lộ diện? - Ảnh 3.

Mặt bằng cổ phiếu ngân hàng đã về mức đầu năm 2018

Sau đợt sụt giảm mạnh vừa rồi của thị trường, mặt bằng giá cổ phiếu của nhiều ngân hàng đã quay về thời điểm đầu năm 2018, thậm chí, nhiều cổ phiếu còn đang được giao dịch ở mức thấp hơn như ACB, BID, STB, VPB, SHB. Dù vậy, nhóm ngành này vẫn được đánh giá rất tích cực trong năm 2018 nhờ triển vọng lợi nhuận khả quan và song hành với đó là các câu chuyện về mở room, tăng vốn,…

Theo số liệu kế hoạch kinh doanh của các ngân hàng đang niêm yết, tăng trưởng lợi nhuận kế hoạch năm 2018 của nhóm ngành này tăng trưởng 26% so với cùng kỳ, đây là con số khá khiêm tốn.

Yuanta đánh giá mức tăng trưởng dự phóng cho ngành ngân hàng cho năm 2018 phần lớn đều trên 40%, đây là con số rất ấn tượng so với các nhóm ngành khác trên thị trường.

Bên cạnh câu chuyện về tăng trưởng lợi nhuận, các ngân hàng cũng đang chạy đua để đáp ứng các tiêu chuẩn của Basel II. Các ngân hàng TMCP quốc doanh như VCB, CTG, BID nằm trong số những ngân hàng được chọn để thí điểm Basel II và cũng đang là nhóm chạy đua tích cực nhất để thỏa mãn các tiêu chuẩn của Basel II.

Một trong những thách thức lớn nhất của các NHTM quốc doanh hiện nay đó là phải tăng vốn cấp 1 để cải thiện hệ số CAR trước khi tiêu chuẩn Basel II được áp dụng, việc tăng vốn không thể trì hoãn thêm và cả BID, VCB và CTG đều đã có kế hoạch tăng vốn cấp 1, tuy nhiên mỗi ngân hàng đều gặp những trở ngại riêng.

Đối với VCB, GIC là tổ chức đã ngỏ ý mua cổ phần phát hành thêm của ngân hàng này và lượng cổ phần chào mua có thể là 10%, gần tương đương với room nước ngoài còn của ngân hàng này.

Thương vụ được kỳ vọng sẽ hoàn thành trong quý 3 năm nay nhưng tới thời điểm hiện tại vẫn chưa có thêm thông tin gì về tiến trình bán vốn của VCB. BID cũng rơi vào trường hợp tương tự, thông tin về thương vụ bán vốn của BID thậm chí còn ít ỏi hơn so với VCB.

Một vấn đề mà cả VCB lẫn BID gặp phải đó là giá cổ phiếu của hai ngân hàng đã tăng rất mạnh trong thời gian vừa qua, gây ảnh hưởng tới quá trình đàm phán với các đối tác, đặc biệt là BID khi ngân hàng này còn rất nhiều vấn đề tồn đọng cần phải xử lý. Trường hợp của CTG có vẻ còn khó khăn hơn khi room nước ngoài của CTG hiện đã cạn và việc phát hành cổ phần mới cho NĐT chiến lược nước ngoài buộc phải dẫn tới việc nâng giới hạn sở hữu của NĐTNN trên mức tối đa hiện tại là 30%.

Minh Anh

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên