PGS.TS Trần Chủng: Đừng sợ nhà đầu tư làm giàu!
PGS.TS Trần Chủng, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam nhận định cả nhà nước và tư nhân phải cùng được lợi trong các dự án PPP.
- 23-04-2020Bằng chứng này cho thấy đại dịch Covid-19 đang đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số nền kinh tế Việt Nam
- 23-04-2020Sự gián đoạn của Trung Quốc và giải pháp Việt Nam đưa ra để "cứu" ngành sản xuất là gì?
- 22-04-2020Từ 0h ngày 23/4, cả nước cơ bản dừng giãn cách xã hội
- 22-04-2020PGS. TS. Trần Hoàng Ngân: Đã đến lúc phục hồi kinh tế trong trạng thái "bình thường mới"!
- 22-04-2020CNBC: Tiềm năng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu có ý nghĩa như thế nào với các nhà đầu tư quốc tế?
Thông tin được đưa ra tại toạ đàm Chia sẻ rủi ro trong dự án PPP do Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS), Uỷ ban Đối tác công tư, Phòng Thương mại và Công nghiệp (VCCI), và Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức.
PGS.TS Trần Chủng cho rằng bản chất của dự án PPP là sự chia sẻ rủi ro giữa nhà nước với nhà đầu tư. Tuy nhiên, từ trước đến nay, phía nhà đầu tư luôn có cảm giác rủi ro vì một bộ phận trong cơ quan nhà nước cho rằng theo cơ chế thị trường, "lời ăn lỗ chịu" mà không xem đây là hình thức đầu tư đặc thù. Do vậy, các nhà đầu tư luôn chờ đợi có Luật cho các dự án PPP.
Dù vậy, khi phân tích về dự thảo Luật PPP, ông Chủng cho biết cần cẩn trọng khi một số yếu tố có thể phát sinh tiêu cực. Ví dụ tại Điều 83, cơ chế áp dụng việc chia sẻ giảm doanh thu được căn cứ trên doanh thu thực tế và doanh thu cam kết trong hợp đồng (tối đa 75% doanh thu trong phương án tài chính).
Tuy nhiên hiện chưa có hướng dẫn, điều kiện cụ thể về việc xác định mức doanh thu cam kết trong hợp đồng.
"Cơ sở chọn tối đa 75% dễ bị lợi dụng trong thỏa thuận của nhà đầu tư và cơ quan có thẩm quyền. Đây là kẽ hở cho tiêu cực. Mức doanh thu cam kết sẽ phụ thuộc vào khả năng đàm phán của các bên, theo đó không có sự nhất quán giữa các dự án", ông nói.
Hay cơ chế chia sẻ 50% phần tăng hoặc hụt thu chỉ được quyết định áp dụng sau khi đã thực hiện các biện pháp điều chỉnh giá, phí, thời hạn hợp đồng sẽ làm phát sinh cơ chế xin cho và có sự phân biệt giữa các nhà đầu tư với nhau.
"Đồng thời để giảm thiểu tiêu cực, phải có tiêu chí rõ ràng về việc điều chỉnh giá vé thu phí, điều chỉnh thời hạn hợp đồng… Các tiêu chí này phải được cấp có thẩm quyền quyết định trước khi lựa chọn nhà đầu tư để đảm bảo minh bạch công bằng và nhà đầu tư, ngân hàng có đủ cơ sở đánh giá tính rủi ro trước khi quyết định tham gia dự án", ông nói thêm.
Theo vị chuyên gia này, các nhà đầu tư kỳ vọng, Luật PPP sẽ đưa ra các qui định khung và các Nghị định hướng dẫn chi tiết Luật phải tôn trọng bản chất của phương thức đối tác công-tư, tôn trọng các nhà đầu tư tư nhân là một đối tác để cùng nhà nước thực hiện các dự án.
"Phải luôn coi Nhà nước và nhà đầu tư đều có lợi, đừng sợ nhà đầu tư làm giàu bởi lợi ích lớn nhất là nền kinh tế phát triển, nhân dân được thụ hưởng các công trình, dịch vụ tốt", ông Chủng nhấn mạnh.