MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

PGS.TS Trần Thành Nam: Bố mẹ giàu, con cái cũng dễ giàu

16-04-2021 - 10:15 AM | Sống

Trước 6 tuổi là độ tuổi phù hợp để các bậc phụ huynh nên giáo dục con về tiền bạc.

Có rất nhiều những bậc cha mẹ quan niệm rằng việc cho các bé tiếp xúc với đồng tiền sớm là điều không tốt. Tuy nhiên, theo cách nhìn nhận của nhiều chuyên gia, việc thiếu hụt kiến thức nền tảng về tài chính làm ảnh hưởng lớn đến kế hoạch tổ chức cuộc sống sau khi trưởng thành của con trẻ.

Theo Phó giáo sư, tiến sĩ Trần Thành Nam, trong một cuộc khảo sát đối với đối tượng sinh viên đã chỉ ra chỉ có 17 -18% sinh viên được hỏi biết tiết kiệm tiền, 80% còn lại tiêu hết sạch, hoặc không biết phải làm gì với tiền.

Vì vậy, trong talkshow "Vì sao nên giáo dục trẻ em về tiền ngay từ bé" do VnExpress tổ chức mới đây, anh thẳng thắn nhận định: "Tiền bạc thường là vấn đề mà nhiều người tránh khi nói với trẻ em. Nhưng luyện tập kỹ năng tài chính cho trẻ em là rất quan trọng. Vì vậy, nên giáo dục về tiền cho trẻ em từ sớm, thậm chí là trước 6 tuổi."

PGS.TS Trần Thành Nam: Bố mẹ giàu, con cái cũng dễ giàu - Ảnh 1.

Cho con tiền có kiểm soát

Cho rằng "Bố mẹ mà giàu thì con cũng dễ giàu", bởi theo PGS.TS Trần Thành Nam, ngay từ nhỏ, những đứa trẻ sinh ra trong gia đình như vậy đã được các bậc phụ huynh vạch ra mục tiêu, lộ trình tài chính. Thậm chí không cần dùng đến tiền, các con vẫn được dạy cách thức quản lý tài sản của mình.

Lần đầu tiên, anh Nam chính thức cho con trai tiền là vào năm con học lớp 5 trong một lần con muốn mua quà sinh nhật tặng bạn. Trước đó, anh dạy con về tiền thông qua những lần gia đình đi siêu thị. Hay, ngay từ năm con lên 3 tuổi, anh đã thiết kế bảng thưởng để khen con trong đso bảng thưởng được quy đổi bằng hoạt động mà con thích. Đấy cũng chính là cách dạy con quản lý tiền mà không cần dùng đến tiền.

Hiện tại, theo anh Nam tiết lộ, con trai anh đã có thể tự quản lý tiền và con vẫn luôn ghi nhớ nhiệm vụ ghi lại các khoản chi tiêu. Bên cạnh đó, bố mẹ vẫn nhắc nhở, giúp cho con kiểm soát tài chính.

PGS.TS Trần Thành Nam: Bố mẹ giàu, con cái cũng dễ giàu - Ảnh 2.

Kiên nhẫn dạy con quản lý tài chính

Trên thực tế, không hiếm nhiều bố mẹ thường kiên nhẫn trong việc dạy con về vận động cơ thể nhưng lại nóng vội khi dạy con tư duy bởi chính họ cũng gặp khó khăn trong việc phân tích cho con rõ ràng các khái niệm liên quan đến tài chính. Vì thế, theo PGS.TS Trần Thành Nam, điều quan trọng đầu tiên khi dạy con về tiền bạc, bố mẹ phải bao dung với con.

Bố mẹ không nên chỉ trích, răn đe con mà thay vào đó, hãy lắng nghe, chia sẻ với con, chấp nhận con sẽ có những điều không thoải mái, khó chịu khi học những điều mới hay còn lúng túng, sai sót ở những lần đầu dùng tiền. Bố mẹ hãy động viên con nói ra cảm xúc khó chịu trong chính bản thân mình, mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái được chữa lành và con cũng sẽ hiểu được những mong muốn của bố mẹ. Điều quan trọng nhất là bố mẹ hãy nói ít đi, lắng nghe con.

PGS.TS Trần Thành Nam ủng hộ quan niệm làm cha mẹ dân chủ, tức là cho con được tự quyết định nhưng bố mẹ vẫn cần biết cách thức làm như thế nào để xử lí vấn đề tốt hơn. Ví dụ, con muốn đi xem phim, ăn gà KFC... đều phải có kế hoạch trước chứ không phải con thích thì bố mẹ phải đáp ứng ngay lập tức.

4 kĩ năng về tiền cơ bản nhất: kiếm tiền, tiết kiệm, tiêu tiền, quyên góp nên được các bậc phụ huynh áp dụng sớm. PGS.TS Trần Thành Nam gọi đó là phương pháp đồng tâm và nên gia tăng khái niệm qua mỗi lứa tuổi. Tức là, khi con còn nhỏ, chỉ nên nói đến kiếm tiền ra sao, tiết kiệm là gì và lớn hơn có thể hướng dẫn con về khái niệm ngân hàng hay đầu tư...

Anh nhấn mạnh, những đứa trẻ biết kiểm soát được nhu cầu ngắn hạn sẽ thành công trong tương lai.

Chỉ hát và đầu tư bất động sản, ca sĩ Uyên Linh khẳng định: Hạnh phúc phải do mình tự tạo ra!

Theo Lân Lan

Doanh nghiệp và tiếp thị

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên