MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Phải “cố chấp” mới có thể thành công: Cuộc nổi dậy chống lại sự tầm thường của Trương Tiểu Long, “cha đẻ” của ứng dụng nhắn tin hàng đầu Trung Quốc

11-06-2019 - 12:57 PM | Sống

Trương Tiểu Long, cha đẻ của Wechat, là nhà phát triển, người thay đổi xu hướng xã hội và Internet trong 10 năm qua. Làm việc trong lĩnh vực sáng tạo và công nghệ thông tin, con đường của anh tràn đầy sự quyết tâm và những ý tưởng phi thường.

Chống lại sự tầm thường

Rock là thể loại nhạc mà Trương Tiểu Long yêu thích. Giải thích về sở thích này, anh nói: "Rock là sự nổi loạn, là thể hiện sự không hài lòng của mình với thực tế cuộc sống. Không hài lòng rồi kháng cự lại là điều vô cùng quan trọng. Nếu tất cả mọi thứ đều khiến ta hài lòng, ta sẽ không có động lực để hoạt động, dần trở thành một kẻ bình thường đến tầm thường."

Sau khi tốt nghiệp, anh có cơ hội được làm việc trong một cơ quan nhà nước, đây là mơ ước của rất nhiều người. Nhưng anh đã không do dự mà từ bỏ công việc này vì nó quá ngột ngạt. Mơ ước của anh lớn hơn thế rất nhiều, anh muốn tự viết ra những phần mềm, ứng dụng của riêng mình.

Trương Tiểu Long luôn hướng suy nghĩ của mình đến những thứ phi thường. Nhìn thấy sự phát triển càng ngày càng sâu rộng của công nghệ thông tin và nhu cầu của xã hội, anh nhanh chóng tự mình viết ra Foxmail, ứng dụng email miễn phí thành công nhất của người Trung Quốc, ra đời cùng năm với ứng dụng thư điện tử của Yahoo. Chưa dừng lại ở đó, nhận thấy nhu cầu nhắn tin miễn phí ngày càng tăng cao, anh đã kết hợp việc nhắn tin với các ứng dụng di động, Wechat được ra đời.­

Phải “cố chấp” mới có thể thành công: Cuộc nổi dậy chống lại sự tầm thường của Trương Tiểu Long, “cha đẻ” của ứng dụng nhắn tin hàng đầu Trung Quốc - Ảnh 1.

Nếu cứ đi theo lối mòn bình thường, suy nghĩ, những việc ta làm sẽ chẳng thể nào phi thường. Trương Tiểu Long luôn là người đi tiên phong trong lĩnh vực của mình. Nhận thấy các dịch vụ thư điện tín còn nhiều thiếu sót, tầm thường, anh cải thiện nó. Thấy việc nhắn tin bình thường quá phiền phức, anh kết hợp nó với các ứng dụng di động. Thành công của Trương Tiểu Long, chính là nhờ việc chống lại sự tầm thường.

Làm những gì mình yêu thích và yêu chúng

Thành công của anh đến từ công việc lập trình, một công việc mà không có tình yêu thì rất khó để thực hiện.

Anh yêu từng đoạn code mà anh viết, cố gắng chau chuốt, hoàn thiện chúng. Trong mắt những người khác, anh đơn giản chỉ là một kẻ ít nói, suốt ngày cắm đầu vào máy tính và thức rất khuya. Anh không giỏi giao tiếp với mọi người và cần các công cụ để giao tiếp với mọi người xung quanh. Trước khi phát triển Wechat, anh đã phát triển Foxmail và QQ. Các sản phẩm này đều có một điểm chung: giúp cho việc giao tiếp tốt hơn và dễ dàng hơn.

Khi Foxmail chưa kiếm được tiền, Trương Tiểu Long vẫn cập nhật, hoàn thiện phần mềm không ngừng. Làm việc cặm cụi lúc đêm khuya, bàn tay anh không thể rời khỏi bàn phím. Những đêm trắng đó đã mang đến thành công vang dội của Foxmail.

Anh chưa bao giờ muốn hướng những phần mềm của mình vào mục đích thương mại. Khi được góp ý là phải quảng cáo để tăng lợi nhuận cho Foxmail, anh đã thẳng thừng phản bác: "Việc gì phải làm điều đó, phần mềm vẫn đang có người dùng, với tôi thế là đủ". Những dấu ấn cá nhân của anh hiện hữu rất nhiều trong các sản phẩm. Từ những câu thơ mà anh thích được xuất hiện trên QQ, đến câu "Stay hungry. Stay foolish" thể hiện sự kính trọng đối với Steve Jobs trên Wechat.

Hơn cả một công việc, anh coi việc lập trình như một sự thực hành nghệ thuật, một quá trình tự sự.

Phải “cố chấp” mới có thể thành công: Cuộc nổi dậy chống lại sự tầm thường của Trương Tiểu Long, “cha đẻ” của ứng dụng nhắn tin hàng đầu Trung Quốc - Ảnh 2.

Chỉ có "cố chấp" mới có thể tồn tại

Mục đích lớn nhất để thành lập công ty của Trương Tiểu Long, chính là để sản xuất sản phẩm. Những sản phẩm của anh luôn hướng đến sự hoàn mỹ và tinh tế đến từng chi tiết nhỏ nhất.

Hầu hết các sản phẩm do anh phát triển đều phải được duyệt qua và sửa lại hàng trăm lần trước khi được tung ra, không có bất kỳ sơ suất nào được xuất hiện. Cỡ chữ, các khoảng cách được chăm chút đền từng pixel.

Các nhân viên của anh thường bị gọi đến văn phòng lúc nửa đêm hoặc khi sản phẩm cần điều chỉnh khẩn cấp. Phòng họp thì tràn ngập khói thuốc, mùi mồ hôi và tiếng cãi vã. Chính từ căn phòng này, gần 100 bản cập nhật Wechat trên sáu nền tảng di động đã được phát hành.

Trương Tiểu Long luôn hướng tới sự hoàn mĩ và kiên trì đi theo con đường này bằng mọi giá. Cách mà anh sản xuất sản phẩm thường bị đánh giá là "cố chấp". Nhưng nếu không có sự "cố chấp" này, liệu Trương Tiểu Long có được sự thành công như ngày hôm nay?

Lê Dương

Zhihu

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên