Phần Lan: Rộ vấn nạn ăn cắp nhiên liệu do giá cả tăng cao
Theo đài truyền hình công cộng YLE của Phần Lan, tình trạng trộm cắp nhiên liệu đã trở nên thường xuyên hơn ở nước này trong bối cảnh giá cả tăng cao.
- 26-04-2022Cũng là khai thác năng lượng mặt trời, nhưng cách sử dụng lại giống nhiên liệu hóa thạch: Một phương pháp đã bị "bỏ xó" lâu ngày bỗng được quan tâm khi thế giới vật vã "cai nghiện" carbon
- 31-03-2022Bất chấp các cam kết về khí hậu, nhiều ngân hàng trên toàn cầu vẫn đổ hàng trăm tỷ USD cho khai thác nhiên liệu hóa thạch
- 22-03-2022"Cai nghiện" năng lượng: Châu Âu sẽ ra sao nếu "nghỉ chơi" với nguồn nhiên liệu hóa thạch của Nga?
Cảnh sát ở miền Đông Nam Phần Lan cho biết, các vụ trộm xảy ra do giá xăng dầu tăng cao. Theo ghi nhận, nhiên liệu bị mất cắp từ các công trường xây dựng lớn, trong trang trại nông nghiệp hoặc lâm nghiệp, cũng như từ xe tải và thùng nhiên liệu của các kho lạnh.
Trong một số vụ án, những tên tội phạm đã phá khóa bình xăng, khoan lỗ trên bình và rút hết xăng. Khối lượng xăng dầu bị trộm được trong mỗi vụ án từ vài chục đến hàng nghìn lít. Các nhân viên thực thi pháp luật cho hay, nhiên liệu bị đánh cắp sẽ được đem bán lại.
Trước đó, Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga thông báo ngừng cấp khí đốt sang Phần Lan từ ngày 21/5 sau khi quốc gia Bắc Âu này từ chối thanh toán bằng đồng ruble.
Theo phát ngôn viên Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov chưa có thông tin chi tiết liên quan đến các hợp đồng cung cấp khí đốt của Gazprom.Công ty năng lượng Phần Lan Gasum hôm 20/5 cho biết, công ty khí đốt Nga đã thông báo sẽ ngừng cấp khí đốt cho Phần Lan từ 7 giờ (giờ địa phương) ngày 21/5.
“Tuy nhiên, rõ ràng sẽ không có gì được cung cấp miễn phí cho bất kỳ ai”, ông Peskov nói.
Trước Phần Lan, Ba Lan và Bulgaria cũng đã bị cắt hợp đồng vào cuối tháng 4 vì không thanh toán bằng đồng ruble.
Phần lớn khí đốt tiêu thụ tại Phần Lan được nhập khẩu từ Nga nhưng loại nhiên liệu này chỉ đáp ứng khoảng 5% tổng năng lượng tiêu thụ hằng năm của quốc gia Bắc Âu.
Tuy nhiên, Gasum cho biết sẽ tiếp tục cung cấp khí đốt cho khách hàng trong nước từ các nguồn khác qua đường ống dẫn khí đốt Balticconnector nối Phần Lan với Estonia.
“Rất tiếc là nguồn cung khí đốt tự nhiên theo hợp đồng cung cấp của chúng tôi giờ sẽ bị ngừng”, ông Mika Wiljanen, Giám đốc điều hành Gasum thông báo.
Gasum không đưa ra lý do cho động thái trên của Nga, nhưng Phần Lan cũng được cho là đã từ chối thanh toán khí đốt của Nga bằng đồng ruble. Và động thái trên diễn ra chỉ 2 ngày sau khi Phần Lan chính thức nộp đơn xin gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Theo đó, Nga cảnh báo sẽ trả đũa nếu Phần Lan - quốc gia lâu nay có quan điểm trung lập - gia nhập liên minh quân sự NATO.
Với việc Phần Lan và Thụy Điển nộp đơn xin gia nhập NATO, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng việc mở rộng của NATO “là một vấn đề”.
Tổng thống Putin cho hay, Nga sẽ đáp trả việc mở rộng cơ sở hạ tầng quân sự ở Thụy Điển và Phần Lan, nhưng cũng khẳng định Moscow “không có vấn đề gì” với hai quốc gia này.
Infonet