MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Phân lô, tách thửa nhiễu loạn vùng ven Hà Nội

30-03-2022 - 11:22 AM | Bất động sản

Phân lô, tách thửa nhiễu loạn vùng ven Hà Nội

Một số ý kiến cho rằng đã đến lúc cần kiểm soát việc phân lô, tách thửa, bởi việc làm này thời gian qua đã ít nhiều gây nhiễu loạn thị trường bất động sản vùng ven Hà Nội.

Văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội yêu cầu tạm dừng phân lô, tách thửa đối với đất liên quan tới đất nông nghiệp, có diện tích lớn hơn 500 m2, đã thu hút sự quan tâm của đông đảo nhà đầu tư trên thị trường bất động sản tuần qua. Người vui có, người buồn có. Người vui là những người đang sở hữu các mảnh đất nhỏ, đã có sổ đỏ đất ở. Người buồn là những nhà đầu tư lỡ ôm mua gom các mảnh đất to, có dính tới đất nông nghiệp, hiện tại không thể tách thửa được.

Một khu đất đã được phân lô, tách thửa tại xã Cổ Đông, thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Theo ghi nhận, chủ đất đã tự xây dựng một con đường tại đây, sau đó chia thành các lô đất nhỏ xung quanh để bán. Mỗi lô có diện tích 60 m2, giá bán từ 15 - 20 triệu đồng/m2, tức mỗi lô có giá khoảng 1 tỷ đồng. Hiện nhiều nhà đầu tư quanh Hà Nội đã quan tâm tới các lô đất này.

Phân lô, tách thửa nhiễu loạn vùng ven Hà Nội - Ảnh 1.

Một khu đất đã được phân lô để bán. (Ảnh minh họa - Ảnh: TTXVN)

Các công nhân xây dựng tại đây vẫn miệt mài làm việc. Người dân địa phương cho biết, thỉnh thoảng có các đoàn xe chở người từ Hà Nội đến xem đất. Còn người làng ở đây cho biết không ai đi mua đất này.

"Dân ở đây có đất ở rồi, không mua đất ở đây. Ai có nhu cầu thì mới mua", ông Đinh Viết Thực, xã Cổ Đông, thị xã Sơn Tây, Hà Nội, cho hay.

Năm 2021, xã Cổ Đông có 3 ha đất nông nghiệp, đất trồng cây lâu năm được chuyển thành đất ở. Sau đó, chia lô, tách thửa để bán. Thủ tục làm thẳng tại văn phòng đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường, sau đó mới có thông báo biến động đất đai về xã.

Vị Chủ tịch xã Cổ Đông cho biết, mừng chẳng thấy đâu, mà chỉ thêm đau đầu trong việc quản lý các thửa đất này, nhất là việc thu thuế. Vì các thửa đất tách nhỏ thành 60 m2, tính ra dưới 50.000 đồng tiền thuế phi nông nghiệp. Tuy nhiên theo quy định, mức này lại được miễn không phải nộp.

"Việc này khiến thất thu thuế cho Nnà nước rất nhiều. Sau khi Sở Tài nguyên và Môi trường cho người dân tách thửa, thực tế không biết người chủ đang ở đâu, gây khó khăn cho địa phương chúng tôi. Quảng cáo dự án phân lô, bán nền nhưng thực chất không phải, thổi giá lên, làm thị trường bất động sản địa phương rất phức tạp", ông Khuất Văn Xuyên, Chủ tịch UBND xã Cổ Đông, thị xã Sơn Tây, Hà Nội, cho biết.

Theo chia sẻ của chính quyền địa phương, nguồn gốc của đất này vốn là đất ở lẫn đất trồng cây lâu năm của người dân, sau đó những chủ đất mua lại và chuyển thành đất ở lâu dài, phân lô, tách thửa, để bán. Tuy nhiên sau khi chia lô xong, các lô đất này hầu như không được đưa vào sử dụng, chỉ bỏ không.

Giới đầu tư có kinh nghiệm cho biết, thực tế những lô đất như thế này đã qua nhiều nước, tức qua tay nhiều nhà đầu tư, nên khả năng sinh lợi nhuận cho người mua sau thường rất thấp.

Theo Hoàng Nga - Hòa An

VTV.VN

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên