MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Lợi nhuận của TCBS lên cao nhất ngành chứng khoán nhờ tập trung phân phối trái phiếu cho Vingroup và Masan

Lợi nhuận trước thuế quý 2/2019 của TCBS đạt 383,4 tỷ đồng, gấp 4 lần cùng kỳ năm trước, lũy kế 6 tháng đạt 595,4 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ năm trước, cao nhất trong nhóm các CTCK.

CTCP Chứng khoán Ngân hàng Kỹ thương (TCBS) công bố kết quả kinh doanh quý 2 và 6 tháng đầu năm 2019 vượt trội mặc dù bối cảnh chung của toàn ngành chứng khoán đều rất èo uột do thanh khoản trên sàn giảm.

Cụ thể, doanh thu hoạt động của TCBS quý 2/2019 đạt 471,3 tỷ đồng, tăng 140% cùng kỳ năm trước chủ yếu nhờ tự doanh (gấp 2,7 lần) và bảo lãnh phát hành (doanh thu quý 2 đạt 256 tỷ, gấp 3,2 lần cùng kỳ năm trước). Lũy kế 6 tháng, doanh thu hoạt động của TCBS đạt 753 tỷ đồng, tăng 98% trong đó doanh thu bảo lãnh phát hành đạt 344,5 tỷ đồng, tăng 160% cùng kỳ năm trước, chiếm 45,7% tổng doanh thu, doanh thu tự doanh đạt 230 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ năm trước.

Lợi nhuận của TCBS lên cao nhất ngành chứng khoán nhờ tập trung phân phối trái phiếu cho Vingroup và Masan - Ảnh 1.

KQKD của TCBS

TCBS không chú trọng đến cạnh tranh thị phần môi giới cổ phiếu, doanh thu môi giới của công ty này chỉ khoảng 22 tỷ/quý. Do đi vào thị trường ngách, tập trung vào mảng ngân hàng đầu tư và tư vấn phát hành thay vì cạnh tranh phí môi giới, tổng chi phí hoạt động của TCBS quý 2 chỉ 15 tỷ, giảm 62%, 6 tháng chi phí hoạt động 27 tỷ, giảm 68%.

Lợi nhuận trước thuế quý 2/2019 của TCBS đạt 383,4 tỷ đồng, gấp 4 lần cùng kỳ năm trước, lũy kế 6 tháng đạt 595,4 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ năm trước, cao nhất trong nhóm các CTCK.

Lợi nhuận sau thuế quý 2/2019 của TCBS đạt 307,5 tỷ đồng, gấp 4 lần cùng kỳ năm trước, lũy kế 6 tháng đạt 476,3 tỷ đồng, tăng 271%.

TCBS đang cho vay 1.722 tỷ và tài sản tài chính sẵn sàng để bán (AFS) đạt 1.582 tỷ. Trong danh mục AFS, có 450 tỷ cổ phiếu chưa niêm yết, còn lại 2/3 danh mục là trái phiếu.

TCBS hoạt động rất mạnh trong mảng trái phiếu doanh nghiệp. Danh mục tài sản tài chính của TCBS giao dịch trong kỳ đều là các trái phiếu thuộc họ Vingroup (VIC, Đầu tư và phát triển đô thị Sài Đồng, Vinhomes, Vinpearl) hay Masan (tập đoàn Masan, tài nguyên Masan)…Trong đó, trái phiếu Vinpearl mang lại lãi ròng nhiều nhất cho TCBS (khoảng 47 tỷ đồng). TCBS có sản phẩm iBond là hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp trong đó TCBS sẽ phân phối lại cho nhà đầu tư và tạo thanh khoản cho các trái phiếu được mua đi bán lại theo thời gian thực. Đa phần các trái phiếu phân phối đều thuộc họ Vingroup và Masan.

Lợi nhuận của TCBS lên cao nhất ngành chứng khoán nhờ tập trung phân phối trái phiếu cho Vingroup và Masan - Ảnh 2.

Tài sản sẵn sàng để bán (AFS) của TCBS

Phương Anh

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên