MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Phan Sào Nam nộp 1.300 tỉ phải khác Nguyễn Văn Dương nộp 240 tỉ đồng

06-03-2019 - 10:39 AM | Xã hội

Trong ngày xét xử đầu tiên, VKSND tỉnh Phú Thọ cho rằng, không thể đánh đồng ý thức chấp hành pháp luật giữa người chấp hành tốt với người chấp hành ở mức độ không tốt, trong việc tự giác nộp lại tài sản do phạm tội mà có.

Ngày 5.3, TAND cấp cao tại Hà Nội chính thức mở phiên tòa xét xử phúc thẩm theo đơn kháng nghị của VKSND tỉnh Phú Thọ và kháng cáo của các bị cáo trong vụ án đánh bạc nghìn tỉ liên quan hai cựu tướng ngành công an.

Theo quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm, có 83 bị cáo tham gia phiên tòa theo kháng nghị của Viện Kiểm sát (VKS) và kháng cáo của các bị cáo.

Trong phiên xét xử đầu tiên, VKSND tỉnh Phú Thọ có quan điểm về việc 22 bị cáo có đơn xin xét xử vắng mặt, trong đó có hai "ông trùm" Phan Sào Nam và Nguyễn Văn Dương. VKS cho rằng, đó là quyền của các bị cáo, song, trong quá trình xét xử nếu có những tình tiết phát sinh, vẫn có thể triệu tập những bị cáo này.

Phan Sào Nam nộp 1.300 tỉ phải khác Nguyễn Văn Dương nộp 240 tỉ đồng - Ảnh 1.

Các bị cáo tại tòa.

VKSND tỉnh Phú Thọ cũng kháng nghị về ba nội dung, trong đó cơ quan công tố cho rằng, HĐXX đã không coi việc các bị cáo tự nguyện nộp tiền thu lợi bất chính là tình tiết giảm nhẹ “tự nguyện khắc phục hậu quả” được quy định tại điểm b khoản 1 điều 46 BLHS, mà chỉ áp dụng cho được hưởng tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 2 điều 46 BLHS năm 1999.

Cụ thể, đại diện VKS đề nghị HĐXX chấp nhận việc các bị cáo tự nguyện nộp lại từ 1/2 số tiền thu bất chính trở lên là tình tiết “tự nguyện khắc phục hậu quả” quy định tại điểm b khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015. Có như vậy mới bảo đảm sự phân hóa tội phạm trong vụ án đặc thù này.

Để chứng minh cho luận điểm trên, VKS đưa ra ví dụ, Phan Sào Nam tự nguyện nộp tiền và tài sản trên 1.300 tỉ đồng, tương ứng trên 90,7% số tiền hưởng lợi do tổ chức đánh bạc mà có; trong khi đó Nguyễn Văn Dương chỉ nộp 240 tỉ đồng, tương ứng chưa được 17% trên tổng số tiền tổ chức đánh bạc mà có.

VKS cho rằng, nếu không có chính sách rõ ràng, không cho áp dụng điểm b khoản 1 Điều 51 BLHS sửa đổi năm 2017, mà chỉ cho áp dụng tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 2 Điều 46 BLHS sửa đổi năm 2009, sẽ đánh đồng ý thức chấp hành pháp luật giữa người chấp hành tốt với người chấp hành không tốt, trong việc tự giác nộp lại tài sản do phạm tội mà có.

Song, khi quyết định hình phạt đối với các bị cáo, HĐXX không dựa trên căn cứ pháp luật mà tính chủ quan, áp đặt, trái với nguyên tắc quy định tại điều 50 BLHS năm 2015, không đảm bảo nguyên tắc công bằng về hình phạt giữa các bị cáo nên không được dư luận đồng tình”, VKS nêu.

Sáng nay 6.3, phiên tòa tiếp tục ngày làm việc thứ 2.

Phan Sào Nam nộp 1.300 tỉ phải khác Nguyễn Văn Dương nộp 240 tỉ đồng - Ảnh 2.

Theo Cường Ngô - Cao Nguyên

Lao động

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên