MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Phản ứng trong 3 hoàn cảnh này giúp bạn nhìn thấu nhân cách một người: Chân thành hay giả dối cũng đọc vị được ngay!

10-02-2022 - 19:51 PM | Sống

Phản ứng trong 3 hoàn cảnh này giúp bạn nhìn thấu nhân cách một người: Chân thành hay giả dối cũng đọc vị được ngay!

Như người xưa vẫn nói “Lòng người khó dò”, muốn nhìn người, hiểu người là một việc khó khăn. Nếu biết được 3 điều sau, bạn sẽ có thể đo lòng người dễ dàng hơn.

Từ dáng điệu, bề ngoài của con người, chúng ta khó lòng phán đoán được nội tâm. Muốn thấu tỏ được nội tâm thì ít nhất, chúng ta phải đi tìm hiểu những suy nghĩ, thói quen tư duy bên trong của một người.

Đứng trước 3 khía cạnh sau đây, nội tâm của mỗi người sẽ được thể hiện rõ rệt nhất. Đây cũng chính là thời điểm để người ngoài có thể phán đoán, đo lòng lòng người chân thành hay giả dối.

1. Đối mặt với ích lợi

Luận ngữ có câu: "Quân tử bị cám dỗ bởi nghĩa, tiểu nhân bị dụ hoặc bởi lợi.”

Từ xưa đến nay, có rất nhiều câu chuyện về vụ lợi cá nhân mà quên đi sự công bằng, chính nghĩa; hoặc những trường hợp sẵn sàng từ chối sự cám dỗ của lợi ích để bảo vệ phẩm cách cá nhân cũng không có gì là lạ.

Trong thế giới này, lợi ích là đá thử vàng. Nhưng đó không phải là thứ duy nhất mọi người tìm kiếm, theo đuổi. Nếu một người có thể bất chấp lương tâm, từ bỏ đạo đức vì vụ lợi thì còn ai dám tin?

Khi nhìn vào cách một người đối mặt với ích lợi, nếu họ vẫn kiên định với nguyên tắc đạo đức, không buông bỏ những nguyên tắc bên trong thì người đó xứng đáng được trao niềm tin.

2. Sự tôn trọng dành cho mọi người

Đầu tiên, hãy xem cách họ đối xử với cha mẹ như thế nào.

Tử Lộ là một người sống vào cuối thời Xuân Thu, Trung Quốc. Khi còn nhỏ, gia đình còn nghèo, mọi thành viên đều lấp đầy bụng bằng ngũ cốc thô và rau dại trong rừng.

Có lần, cha mẹ già muốn ăn cơm nhưng nhà không còn gạo. Tử Lộ đã quyết định đã đi bộ hơn mười dặm, băng qua núi non để tới nhà họ hàng xin vay một bao gạo nhỏ mang về. Nhìn thấy cha mẹ mình ăn cơm thơm phức, Tử Lộ cũng quên đi mệt mỏi.

Thời gian không bao giờ chờ đợi. Rất nhiều người muốn có cơ hội để phụng dưỡng cha mẹ cũng không được. Vì thế, mỗi người càng nên tranh thủ thời gian khi còn được ở bên cha mẹ để báo hiếu.

Đây không chỉ là trách nhiệm, mà còn là tiêu chí quan trọng để đánh giá tâm tính một người. Một người bất hiếu với cả cha mẹ có ơn sinh thành dưỡng dục thì làm sao có đủ phẩm đức để xứng đáng được trao niềm tin.

Phản ứng trong 3 hoàn cảnh này giúp bạn nhìn thấu nhân cách một người: Chân thành hay giả dối cũng đọc vị được ngay! - Ảnh 1.

Trăm thiện lấy "Hiếu" làm đầu: Một người không biết hiếu thảo với đấng sinh thành thì không bao giờ có thể giành được lòng tin từ người xung quanh. Ảnh: Internet

Thứ hai, cần phải nhìn cách họ đối xử với những người xung quanh.

Trong một lần đi Ngũ Đài Sơn, danh nhân Trung Quốc Kỷ Hiểu Lam vào thăm một ngôi chùa. Sư trụ trì không nhận ra Kỷ Hiểu Lam, chỉ nhìn ông một lượt từ trên xuống dưới.

Thấy quần áo và giày dép của ông sạch sẽ chỉnh tề, phong thái đĩnh đạc, sư trụ trì mới nói: "Ngồi đi”. Sau đó, sư lại nói: "Trà đây”.

Sau vài câu chào hỏi với nhau, sư trụ trì biết Kỷ Hiểu Lam là khách tới từ kinh thành, liền vội vàng đứng dậy khỏi chỗ của mình. Lần này, sư trụ trì đích thân dẫn Kỷ Hiểu Lam vào đại điện, niềm nở tươi cười, luôn miệng tiếp đón "Mời ngài ngồi", sau đó gọi các đệ tử, "Pha trà ngon mang lên."

Sau đó, khi biết vị khách này chính là Lễ bộ Thượng thư Kỷ Hiểu Lam - một học giả nổi tiếng, sư trụ trì lấy ra giấy bút, nhất quyết xin bậc thầy thi văn vài chữ thật đẹp.

Kỷ Hiểu Lam cũng đề bút viết liền một bộ câu đối:

“Ngồi, ngồi đi, mời ngài ngồi.

Trà, trà đây, pha trà ngon.”

Sư trụ trì nhìn xong, vô cùng xấu hổ.

Người tử tế đối xử tôn trọng với mọi người, cho dù người đó có vị thế ra sao. Dù gặp người thấp hơn cũng không bao giờ tỏ ra kiêu ngạo. Cách bạn đối xử tôn trọng với mọi người xung quanh cũng là cách mà người khác đánh giá ngược lại bạn.

Phản ứng trong 3 hoàn cảnh này giúp bạn nhìn thấu nhân cách một người: Chân thành hay giả dối cũng đọc vị được ngay! - Ảnh 2.

3. Đối mặt với những cam kết, hứa hẹn

Trong một gia đình, người vợ muốn lên phố mua đồ nhưng con trai khóc quấy không cho mẹ đi. Cô bèn dỗ con rằng: “Con ở nhà ngoan đi, tí về mẹ mổ lợn cho ăn nhé.”

Đến khi người vợ đi mua đồ về, thấy chồng đang chuẩn bị mổ lợn, cô vội ngăn anh lại: “Em chỉ nói chơi để dỗ con thôi mà.”

Người chồng vẫn nhất quyết mổ lợn và nói: “Không được. Con trai còn nhỏ, chưa hình thành suy nghĩ riêng. Bố mẹ chính là tấm gương để con học theo mỗi ngày. Nếu hôm nay chúng ta nói mà không làm thì đó chính là dạy con cách lừa gạt. Con cũng sẽ không tin vào lời nói của cha mẹ nữa. Không thể vì một con lợn lãi vài đồng bạc mà dạy con sai lệch như vậy được.”

Cuối cùng, ngày hôm đó, người chồng vẫn mổ lợn và nấu thịt cho con trai ăn.

Như vậy, giữ lời hứa là hành vi đạo đức cơ bản nhất của con người. Những người biết “nói lời phải giữ lấy lời” mới có thể giành được sự tôn trọng và tin cậy từ mọi người xung quanh.

Phần kết

Người không đặt nặng ích lợi là người có tấm lòng chính nghĩa, công bằng.

Người biết tôn trọng người khác, hiếu thuận mẹ cha là một người khiêm tốn và có trách nhiệm.

Người coi trọng sự cam kết là người có đạo đức liêm chính.

Nếu lấy 3 điểm này làm tiêu chuẩn, chúng ta có thể nhìn rõ phần nào nội tâm của một con người.

*Theo SC

https://cafef.vn/phan-ung-trong-3-hoan-canh-nay-giup-ban-nhin-thau-nhan-cach-mot-nguoi-chan-thanh-hay-gia-doi-cung-doc-vi-duoc-ngay-20220210155447553.chn

Thuý Phương

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên