Các băng nhóm lừa đảo qua điện thoại: Dồn sang kiếm ăn ở Đông Nam Á
Bất chấp sự truy quét gắt gao của cảnh sát Trung Quốc và cảnh sát các nước Đông Nam Á, các băng nhóm tội phạm lừa đảo qua Internet và điện thoại vẫn hoạt động mạnh và có phần tinh vi hơn.
- 20-03-2014Thực hư thông tin vụ lừa đảo tiểu thương vay tín chấp
- 17-03-2014Lừa đảo vay tín chấp
- 11-03-2014Cảnh báo lừa đảo qua điện thoại cố định tại Huế
- 11-03-2014Lừa đảo gần 1.000 tỉ đồng: vay tiền tỉ dễ như chơi
- 28-02-2014Cảnh giác với phương thức lừa đảo qua điện thoại
Nội dung nổi bật:
- Các băng nhóm này đang chuyển hang ổ của mình sang các nước Đông Nam Á như Campuchia, Indonesia, Malaysia và Việt Nam, nhằm tránh sự truy quét của cảnh sát Trung Quốc.
- Chiêu thức chúng thường sử dụng là câu kết với người địa phương giả dạng nhân viên công quyền của Trung Quốc hay quốc gia mà chúng đang đặt hang ổ, gọi điện thoại đến những nạn nhân đe dọa họ bằng nhiều hình thức để buộc họ chuyển tiền vào tài khoản của chúng.
- Nạn nhân của các nhóm tội phạm này thường ở Trung Quốc, Đài Loan và các nước Đông Nam Á. Giới chuyên gia cho rằng rất khó truy quét tận gốc bọn tội phạm loại này do phạm vi hoạt động của chúng đang rất rộng và di chuyển liên tục.
Đe dọa, khủng bố tinh thần nạn nhân
"Công an và các ban ngành liên quan của Trung Quốc cần quyết liệt và trừng phạt nặng hơn nữa để tránh tình trạng bắt cóc bỏ dĩa" ÔngKang Đào(quan chức Sở Cảnh sát Bắc Kinh) |
Báo Tân Kinh cho biết với thủ đoạn giả danh quan chức cảnh sát, thẩm phán, công tố viên, nhân viên kiểm sát, nhân viên của bất kỳ tổ chức tài chính hoặc bưu điện, các chân rết của những đường dây lừa đảo trên đã gọi điện thoại đe dọa nạn nhân rằng chúng sẽ phong tỏa tài sản ngân hàng hoặc kiện ra tòa.
Thậm chí “hù dọa” nạn nhân là họ liên quan đến các tổ chức tội phạm, đường dây rửa tiền và lừa đảo, nhằm làm các nạn nhân khiếp vía mà chuyển tiền cho chúng.
Theo báo Daily Inquirer, cảnh sát Philippines và Trung Quốc đã phối hợp bắt 23 nghi can, trong đó có 20 người Đài Loan, hai người Trung Quốc và một người Philippines trong một đường dây lừa đảo bằng điện thoại ở Pampanga hồi cuối tháng 1-2014. Nạn nhân mà chúng nhắm đến là Hoa kiều ở Philippines, các nước Đông Nam Á và người ở Trung Quốc.
Giám đốc cơ quan chống tội phạm mạng của cảnh sát quốc gia Philippines Gilbert Sosa cho biết nhiều nạn nhân đã nhẹ dạ trước lời đe dọa của các quan chức chính phủ “giả mạo” này nên chuyển tiền vào tài khoản có tên “tài khoản an ninh của trung tâm giám sát tài chính”. Sau khi nhận tiền thì số điện thoại của nhóm “quan chức” trên ngay lập tức sẽ... ngoài vùng phủ sóng.
Nhà chức trách Philippines đã tịch thu nhiều sổ tiết kiệm, điện thoại di động, thẻ chứng minh nhân dân, máy tính, camera, các thiết bị mạng và hàng loạt điện thoại cùng các xe máy gắn biển số giả. Đây là những phương tiện mà băng nhóm tội phạm đã sử dụng để lừa đảo.
Tháng 12-2013, Cổng thông tin Chính phủ Trung Quốc đưa tin một nữ giám đốc công ty đầu tư tài chính họ Lục ở Phố Đông (Thượng Hải) đã trình báo cảnh sát rằng cô bị một nhóm người lừa đảo qua điện thoại mất 20 triệu nhân dân tệ (3,3 triệu USD). Cô Lục cho biết ngày 27-10, cô nhận được điện từ một nhóm người nói tiếng Trung Quốc đe dọa công ty cô đã nợ tiền cước điện thoại.
Nhóm người này sau đó liên tục gọi điện thoại đe dọa rằng cô đang bị theo dõi vì liên quan đến một băng nhóm tội phạm, thậm chí còn nhắn tin khủng bố cô Lục và gia đình buộc cô phải chuyển số tiền trên vào tài khoản của chúng.
Toàn tội phạm Trung Quốc và Đài Loan
Cảnh sát Thượng Hải đã lần theo điện thoại mà nhóm tội phạm gọi cho cô Lục, phát hiện số điện thoại này đăng ký ở Campuchia. Ngày 19-11-2013, một tổ công tác đặc biệt của Sở Công an Thượng Hải đã có mặt ở Campuchia và phát hiện hang ổ của băng nhóm này tại một căn biệt thự ở thủ đô Phnom Penh. Khoảng 20 ngày sau đó, dưới sự hỗ trợ của cảnh sát Campuchia, nhóm cảnh sát Thượng Hải đã ập vào bắt gọn 21 nghi can của băng tội phạm trên và di lý về Trung Quốc chờ ngày xét xử.
Cùng thời điểm trên, cảnh sát Bắc Kinh cũng phá vỡ ba băng nhóm tương tự ở Indonesia và bắt 112 nghi phạm là người Đài Loan và Trung Quốc. Ba băng nhóm này hoạt động chủ yếu ở Jakarta và Pontianak. Cũng với những chiêu thức tương tự, chúng thực hiện gần 30.000 cuộc gọi cho những con mồi ở Trung Quốc.
Giữa năm 2013, cảnh sát Đài Loan và Trung Quốc phối hợp phá vỡ 73 băng nhóm tội phạm kiểu này, bắt 301 nghi phạm, trong đó có 290 người Trung Quốc và 11 người Đài Loan với tổng số tiền bất chính thu được là 6,65 triệu USD cùng 488.400 USD tiền hàng hóa mà chúng lừa đảo được. Trong đó nổi cộm là băng nhóm do Diêu Vĩ, người Liêu Ninh, cầm đầu.
Tân Hoa xã cho biết băng nhóm của Diêu có 56 tên đã lừa đảo khoảng 2,45 triệu USD từ các nạn nhân. Diêu đã chiêu mộ thuộc cấp bằng lời hứa sẽ trả lương khoảng 5.000 nhân dân tệ/tháng cộng với khoản thưởng 4,5% trên tổng số tiền mỗi phi vụ lừa được, tặng vé máy bay và tiền thuê nhà cho đàn em đến các vùng mà Diêu muốn bẫy con mồi. Diêu đã bị tuyên án 12 năm tù giam.
Giới chuyên gia cho rằng rất khó truy quét tận gốc bọn tội phạm loại này do phạm vi hoạt động của chúng đang rất rộng và di chuyển liên tục.
>> Tạo dựng kho báu 'Hoa mai hội' để lừa đảo
Theo Mỹ Loan
Diễn viên nổi tiếng Thang Duy cũng dính bẫy Tháng 1-2014, nữ diễn viên Sắc giới Thang Duy của Trung Quốc cũng sập bẫy bọn lừa đảo qua điện thoại và mất 210.000 nhân dân tệ (34.692 USD).Thời Báo Hoàn Cầu cho biết khi đang đóng phim ở Thượng Hải, Thang Duy nhận được điện thoại của một người nào đó, cô lập tức đến chi nhánh Ngân hàng Viễn thông ở quận Tùng Giang để chuyển số tiền trên. Song cho đến nay cảnh sát Tùng Giang cũng chưa tiết lộ chi tiết vụ việc này. Chỉ trong năm 2013, cảnh sát Trung Quốc đã phá vỡ tổng cộng 9.390 vụ lừa đảo qua mạng và điện thoại, tăng 32% so với năm 2012. Cổng thông tin Chính phủ Trung Quốc xác nhận các đường dây tội phạm này đều có liên quan đến người Trung Quốc và Đài Loan. |