Kinh nghiệm cho doanh nghiệp Việt Nam từ các vụ kiện chống bán phá giá
- 26-03-2014Mỹ áp thuế chống bán phá giá trở lại tôm Việt Nam
- 20-02-2014Ống thép dẫn dầu của VN bị áp thuế chống bán phá giá tại Mỹ
- 28-01-2014Thổ Nhĩ Kỳ rà soát thuế chống bán phá giá vải bạt nhựa từ VN
- 07-01-2014Thêm hai quốc gia áp thuế chống bán phá giá với VN
- 03-01-2014Cục trưởng cục cạnh tranh nói về áp thuế chống bán phá giá thép nhập khẩu
- 17-12-201318 doanh nghiệp thép kiến nghị chưa áp thuế chống bán phá giá
- 06-12-2013Phản hồi từ DN sau đề xuất áp thuế chống bán phá giá thép không gỉ
- 03-12-2013Việt Nam áp thuế chống bán phá giá thép với nhiều nước
Có nhiều quan điểm cho rằng bản chất của hành vi bán phá giá là sự cạnh tranh không lành mạnh trong thương mại quốc tế. Để bảo vệ quyền lợi của mình, các quốc gia nhập khẩu thường áp dụng các biện pháp chống bán phá giá.
Một sản phẩm bị coi là bán phá giá (tức là được đưa vào lưu thông thương mại của một nước khác thấp hơn trị giá thông thường của sản phẩm đó) nếu như giá xuất khẩu của sản phẩm thấp hơn mức giá có thể so sánh được của sản phẩm tương tự được tiêu dùng tại nước xuất khẩu theo các điều kiện thương mại thông thường.
Trong một vụ kiện bán phá giá, các yếu tố cần được xác định là giá xuất khẩu và giá thị trường. Tuy đã thực hiện chế độ mở cửa nhưng khi gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam chấp nhận bị coi là nền kinh tế phi thị trường trong vòng 12 năm kể từ ngày gia nhập WTO (tức là không muộn hơn thời điểm 31/12/2018).
Vì vậy, khi nước nhập khẩu cũng là thành viên của WTO quyết định áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng xuất khẩu của nước ta, biên độ bán phá giá sẽ dựa trên việc tham chiếu sang giá xuất khẩu của một nước thứ ba đã được xem là có nền kinh tế thị trường và trình độ phát triển tương đương.
Vụ kiện chống bán phá giá có bản chất là một thủ tục hành chính gồm các giai đoạn: khởi kiện, điều tra, kết luận, áp dụng biện pháp chống bán phá giá và rà soát.
Để được áp dụng biện pháp chống bán phá giá, cơ quan điều tra của nước nhập khẩu phải chứng minh được 3 yếu tố sau:
(i) hàng hoá nhập khẩu bị bán phá giá với biên độ cao hơn hoặc bằng 2%,
(ii) ngành sản xuất sản phẩm tương tự trong nước bị thiệt hại đáng kể, và
(iii) có mối quan hệ nhân quả giữa hàng nhập khẩu bán phá giá và thiệt hại của ngành sản xuất.
Tính đến năm 2013, hàng hoá Việt Nam bị điều tra bán phá giá tổng cộng 53 vụ kiện trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, không phải tất cả các vụ kiện hàng hoá Việt Nam đều bị áp thuế chống bán phá giá.
Qua thực tiễn, PLF có thể rút ra cho các doanh nghiệp những kinh nghiệm khi bị điều tra chống bán phá giá tại thị trường nước ngoài như sau:
* Phối hợp với cơ quan chức năng trong thủ tục điều tra vì nếu doanh nghiệp từ chối hợp tác với cơ quan điều tra thì sẽ bị áp dụng các thông tin có sẵn, thường rất bất lợi cho doanh nghiệp.
* Tìm hiểu quy trình, thủ tục, thời hạn của cuộc điều tra nhằm đáp ứng đầy đủ và kịp thời yêu cầu của cơ quan điều tra.
* Chuẩn bị thông tin sẵn sàng để cung cấp và chứng minh cho cơ quan điều tra khi cần thiết.
* Có sự liên kết với các doanh nghiệp khác vì biên độ chống phá giá được tính gộp bởi nhiều doanh nghiệp xuất khẩu. Hơn nữa, nếu doanh nghiệp bị kết luận có hành vi bán phá giá, thuế chống bán phá giá sẽ được áp dụng cho toàn bộ sản phẩm tương tự xuất khẩu từ Việt Nam, bất kể do doanh nghiệp nào xuất khẩu.
* Khởi kiện tại toà án của nước điều tra. Để khởi kiện, doanh nghiệp cần phải có sự hỗ trợ từ luật sư để chuẩn bị tốt nhất những chứng cứ và lập luận bảo vệ rằng, việc doanh nghiệp bị áp thuế chống bán phá giá là không hợp lý.