Người Việt lại lên CNN, nhờ buôn nhau ở Campuchia
Vay nặng lãi một khoản tương đương với 200 USD để trang trải cuộc sống. Lãi mẹ đẻ lãi con, khoản nợ tăng vùn vụt lên 10.000 USD, gia đình buộc phải bán bé Kiều đi để có tiền trả nợ.
- 06-12-2013'Tập đoàn' đồng nát người Việt ở Campuchia
- 13-10-2013Từ đam mê đồng nát đến sáng chế máy làm bánh hỏi
- 12-05-2013Gia tài đáng nể của “vua đồng nát”
Nữ diễn viên đoạt giải Oscar Mira Sorvino là một nhà hoạt động nhân quyền và bắt đầu tham gia mảng phòng chống buôn người từ năm 2004. Vừa qua, cô đã tham gia dự án "Freedom Project" của đài CNN và đích thân tới Campuchia để tìm hiểu về nạn buôn bán trẻ em tại nước này.
Làng Svay Pak tại Phnom Penh là nơi tập trung sinh sống của nhiều hộ gia đình người Việt Nam và cũng là điểm nóng của hoạt động buôn người tại Campuchia. Cuộc sống người dân nơi đây rất khốn khó nên không ít trẻ em Việt Nam trở thành miếng mồi béo bở của bọn tội phạm. Các clip phóng sự có sự tham gia của Don Brewster, nhà hoạt động xã hội chống nô lệ hiện đại người Mỹ.
Mira và Don được gặp gỡ các nạn nhân may mắn trở về và tiến hành phỏng vấn, trong đó có cả những em bé Việt Nam bị chính cha mẹ bán đi. Bé Kiều, khi ấy mới 12 tuổi, là một trong những nạn nhân của vụ mua bán. Gia đình em đi vay nặng lãi một khoản tương đương với 200 USD để trang trải cuộc sống. Lãi mẹ đẻ lãi con, khoản nợ tăng vùn vụt lên 10.000 USD, gia đình buộc phải bán bé Kiều đi để có tiền trả nợ. Một người đàn ông Khmer khoảng 50 tuổi hứa trả 1.500 USD cho mẹ bé nhưng cuối cùng chỉ đưa có 400 USD.
Nhưng đây không phải lần duy nhất Kiều bị mẹ đem bán. Ngay sau đó, mẹ đưa Kiều tới một nhà thổ. Em ở đó 3 ngày, mỗi ngày bị 3 đến 6 người đàn ông cưỡng bức.
Về tới nhà, Kiều tiếp tục bị mẹ đưa tới hai nhà thổ, có cái cách nhà tới 400 cây số, ở gần biên giới Thái Lan. Một lần, khi biết mình sắp bị bán thêm lần nữa, lần này tới 6 tháng liền, Kiều trốn khỏi nhà.
Don Brewster, hiện đang lãnh đạo một tổ chức phi chính phủ chuyên đấu tranh với nạn mại dâm trẻ em, cho biết, khi ông mới tới đây, gần 100% trẻ em từ 8 đến 12 tuổi bị đem bán. Số trẻ này không chỉ là người địa phương mà có cả trẻ được đưa từ Việt Nam sang. "Chính tôi cũng không tin nổi cho đến khi nhìn thấy hàng đoàn xe tải chở đầy trẻ con," ông nói.
Sau đây là phần giải thích của người mẹ đã bán con. Xem toàn bộ câu chuyện của những người mẹ bán con tại đây (tiếng Anh)