Phát hiện cha mẹ đặt một thứ trong phòng của mình, nữ sinh ngay lập tức bỏ nhà đi rồi sau đó báo cảnh sát
Phụ huynh đã làm điều gì trong phòng của con gái mà khiến nữ sinh này hoảng loạn như vậy?
- 31-07-2024Cha mẹ "nghèo" 3 thứ này rất khó nuôi dạy con giàu có: Điều thứ 2 rất nhiều phụ huynh mắc phải
- 30-07-2024Phụ huynh Hà Nội rưng rưng khi con bị nhóm bạn thân "ghét như kẻ thù" vì một lý do muôn thuở: Đừng biến trẻ thành kẻ ác!
- 29-07-20241 giờ sáng, ông bố nhắn 1 tin vào nhóm lớp của con khiến giáo viên mất ngủ, các phụ huynh khác xôn xao
Người Trung Quốc có câu: "Con trai lớn tránh mẹ, con gái lớn tránh cha" và được mọi người duy trì truyền thống này trong hàng ngàn năm qua. Trên thực tế, đây chỉ là một hướng dẫn về giáo dục giới tính để trẻ con có thể phân biệt sự khác nhau giữa nam giới và nữ giới, hay quyền riêng tư, cá nhân của mỗi người. Mỗi đứa trẻ đều là một cá thể độc lập, khi trưởng thành, cha mẹ nên giữ một khoảng cách nhất định, không can thiệp quá mức vào cuộc sống và lựa chọn của con cái. Nếu không, cha mẹ sẽ khiến con cái rơi vào cảnh "từ yêu thành hận".
Có những bậc cha mẹ nghĩ rằng con mình còn nhỏ, sợ chúng phạm sai lầm nên luôn muốn ở bên cạnh con mọi lúc, để có thể can thiệp kịp thời khi con làm sai. Họ cho rằng đó là biểu hiện của sự trách nhiệm và tận tâm nên đã bỏ qua cảm xúc của con cái. Dưới sự can thiệp quá mức của cha mẹ trong thời gian dài, con trẻ ngày càng cảm thấy áp lực.
Theo tờ 163.com , một nữ sinh tên Li (Trung Quốc) đang học đại học năm 2, đã quyết định bỏ nhà ra đi và lên Bắc Kinh để tìm việc làm trong kỳ nghỉ hè. Nữ sinh chia sẻ lý do mình rời khỏi nhà đó chính là... cha mẹ đã lắp camera trong phòng ngủ để giám sát con. Điều này khiến nữ sinh cảm thấy vô cùng bức xúc, thậm chí cô còn lên cảnh sát để trình bày sự việc.
Li cho hay cha mẹ cô vốn rất nghiêm khắc. Khi con phạm lỗi, họ sẽ đánh mắng. Đặc biệt, phụ huynh của nữ sinh này luôn kiểm soát và kèm cặp con một cách thái quá. Điều này khiến Li luôn thôi thúc một sự tự do trong mình. Lên Bắc Kinh làm thêm trong mấy tháng hè, nữ sinh đã chặn tất cả liên lạc với cha mẹ. Khi cảnh sát hỏi cô về việc học phí, Li cho biết mình muốn tự kiếm tiền để tiếp tục học.
Với vai trò của mình, cảnh sát hiểu cho rằng đây chính là mâu thuẫn gia đình. Bên cạnh việc an ủi Li, họ cũng liên lạc với cha mẹ cô. Chia sẻ với cảnh sát, cha mẹ của nữ sinh cho rằng việc làm này hoàn toàn là vì lợi ích của con gái, họ muốn biết tình hình của con mọi lúc để đảm bảo an toàn. Họ chưa bao giờ nghĩ rằng việc làm này đã xâm phạm quyền riêng tư và gây ra tâm lý phản kháng của con.
Trước những chia sẻ này, cảnh sát khuyên cha mẹ của Li nên học cách tôn trọng con gái, cho con một không gian riêng tư. Ngược lại, phía cảnh sát cũng muốn nữ sinh Li hiểu được ý tốt của cha mẹ, rằng họ không phải không yêu cô, chỉ là đã dùng sai phương pháp.
Sau thời gian trao đổi và thuyết phục, nữ sinh này đồng ý về nhà và cha mẹ của cô cũng hứa sẽ tháo camera trong phòng ngủ của con gái. Họ cũng nhận lời khuyên của cảnh sát, giao tiếp một cách tích cực để xóa bỏ khoảng cách gia đình.
Điều gì sẽ xảy ra nếu cha mẹ kèm cặp con quá mức?
Trong xã hội hiện đại, việc cha mẹ quá kèm cặp con cái đã trở thành vấn đề được quan tâm. Cha mẹ luôn muốn dành cho con cái mình những điều tốt đẹp nhất, nhưng đôi khi, sự quan tâm quá mức lại trở thành gánh nặng cho con trẻ. Việc này không chỉ làm giảm khả năng tự lập và tự tin ở trẻ mà còn tạo ra áp lực tâm lý không nhỏ. Trẻ em cần có không gian để khám phá thế giới xung quanh, học hỏi từ những trải nghiệm thực tế và phát triển kỹ năng sống cần thiết. Khi cha mẹ kiểm soát quá chặt chẽ, trẻ sẽ thiếu đi cơ hội này.
Trẻ em phải được phép mắc lỗi và học hỏi từ lỗi lầm đó. Điều này giúp trẻ phát triển khả năng tự chịu trách nhiệm và giải quyết vấn đề một cách linh hoạt. Nếu cha mẹ luôn sẵn sàng giải quyết mọi vấn đề thay con, trẻ sẽ khó có thể tự mình đối đầu và vượt qua khó khăn trong tương lai. Sự quan liêu quá mức cũng có thể khiến trẻ trở nên phụ thuộc, mất đi tính chủ động và sáng tạo.
Hơn nữa, việc cha mẹ kèm cặp quá mức có thể làm mất đi quan hệ đồng đẳng giữa trẻ em với bạn bè, vì trẻ sẽ ít có cơ hội tương tác và học hỏi qua môi trường xã hội. Điều này ảnh hưởng đến khả năng xây dựng và duy trì mối quan hệ của trẻ sau này. Dù bố mẹ có ý định tốt, nhưng cần phải có ranh giới rõ ràng giữa việc bảo vệ và việc cho phép con cái tự trải nghiệm.
Để cân bằng, cha mẹ cần thực hiện việc giáo dục con cái bằng cách đặt ra những quy tắc rõ ràng và khuyến khích sự độc lập. Quan trọng hơn hết, cha mẹ cần lắng nghe và thấu hiểu con cái, từ đó hỗ trợ trẻ phát triển một cách toàn diện, không chỉ về mặt học vấn mà còn về mặt tình cảm và xã hội. Sự cân nhắc trong cách nuôi dạy sẽ giúp trẻ hình thành nên những phẩm chất cần thiết để trở thành những con người tự tin, độc lập và thành công trong tương lai.
Phụ nữ mới