Phát hiện con suối có cái tên rùng rợn, là điểm đến thiên nhiên hoang dã, tránh nóng lý tưởng, chỉ cách Hà Nội 100km
Đó chính là Suối Cửa Tử thuộc huyện Đại Từ, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 40km. Đây là dòng suối chảy từ dãy Tam Đảo xuống, dọc theo chiều dài của xã rồi đổ vào sông Công.
- 07-05-2024Không cần ra tận Phú Yên, gần Hà Nội cũng có 1 ghềnh đá được ví như ''cảnh tiên trên mặt nước'', khách chi từ 2 - 3 triệu đồng là thoải mái ăn chơi
- 16-04-2024Phát hiện ''ngôi làng nguyên thuỷ'' nằm tách biệt với thế giới bên ngoài: Cả làng chỉ có 20 hộ dân, không dùng điện, đường vào gập ghềnh nhưng cảnh đẹp như tranh vẽ
- 01-10-2023Xu hướng du lịch sức khỏe lên ngôi, những nơi có suối nước nóng được tìm kiếm nhiều nhất ở miền Bắc
Huyện Đại Từ nằm cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 25 km về hướng Tây Bắc. Nơi đây có địa hình đồi núi cao, khí hậu quanh năm mát mẻ, chỉ từ 22 – 27 độ C.
Từ tháng 5 đến tháng 8 là thời gian thích hợp nhất để khám phá và du lịch suối Cửa Tử vì lúc này, trời khô ráo, thường xuyên có nắng. Không khí trong lành và dòng suối mát sẽ giúp du khách được xoa dịu trong khi miền Bắc vào mùa hè nắng nóng.
Mặc dù mang một cái tên vô cùng đáng sợ nhưng suối Cửa Tử lại là một thắng cảnh thiên nhiên hùng vĩ, sở hữu đẹp hữu tình với dòng thác nước trắng từ đỉnh chảy xuống và không gian núi rừng bao quanh xanh mướt. Điểm đặc biệt là nước suối ở đây rất trong và sạch.
Theo người dân địa phương, tên Cửa Tử bắt nguồn từ truyền thuyết được truyền miệng, phổ biến nhất là vì dòng suối có một con đường lên và xuống duy nhất.
Hoặc câu chuyện tình của một đôi trai gái bị ngăn cản đến với nhau. Họ nắm tay, cùng đi ngược dòng suối Cái, đi sâu vào bên trong núi rừng hoang vu bấp chấp sự ngăn cản của mọi người vì đi vào đó là đi vào cửa tử.
Một phiên bản khác về cái tên Suối Cửa Tử đó là câu chuyện kể bộ đội địa phương đã dùng kế đánh giặc của người xưa, nhử địch đi ngược dòng suối Cái, cảnh đẹp của núi rừng nơi Cửa Tử đã khiến quân địch xao nhãng và giúp quân ta lập được những chiến công vang dội.
Suối Cửa Tử gồm 7 con thác, có cái tên theo thứ tự Cửa Tử 1 đến Cửa Tử 1, được bao quanh bởi sườn núi và những tán cây cổ thụ to lớn. Quãng đường khoảng 30km từ Cửa Tử 1 lên đỉnh cao nhất của dãy Tam Đảo (1.590m) qua đủ 7 cửa.
Hoạt động chủ yếu tại suối Cửa Tử bao gồm tắm suối, trượt thác và nhảy thác: trong đó thác trược là cầu trượt tự nhiên từ đỉnh thác xuống chân thác còn thác nhảy là nhảy từ độ cao 8-10cm từ trên núi xuống hồ và trekking (đi bộ leo núi).
Cửa Tử 1 là đoạn suối dài chảy giữa hai bên vách đá. Lòng suối khá bằng phẳng có nhiều đá cuội nhỏ và cát, nước trong vắt tạo thành những bãi tắm lý tưởng.
Du khách chủ yếu sẽ chỉ tới Cửa Tử 1 vì đường đến đây khá dễ dàng và rất phù hợp để cắm trại, chụp ảnh. Trong khi đó, dân trekking sẽ thường khám phá Cửa Tử 2 đến Cửa Tử 7.
Trong số các thác tại Cửa Tử, thác Thiên Đường được xem là có vẻ đẹp nổi bật nhất. Thác nước có độ cao khoảng 15m, dưới chân thác có hồ nước sâu và rộng, được mệnh danh là "tuyệt tình cốc".
Đến du lịch nơi đây, bạn sẽ có cơ hội khám phá hệ sinh thái đa dạng đặc sắc của núi rừng thông qua những con đường mòn, leo lên đỉnh núi để có thể phóng toàn bộ tầm mắt ngắm nhìn vẻ đẹp của cả một khu vực xung quanh khu núi rừng nơi đây.
Cảnh sắc tự nhiên hài hoà, sáng bừng khi ánh nắng mặt trời chiếu rọi xuyên qua thảm thực vật tuyệt đẹp tạo nên một bức tranh thiên nhiên vô cùng sống động.
Du khách có thể đến huyện Đại Từ, Suối Cửa Tử bằng xe máy hoặc ô tô từ trung tâm thành phố Thái Nguyên, khoảng 35km. Hoặc có xe khách đón tại các điểm trong nội thành Hà Nội, sân bay Nội Bài.
Một số hình ảnh suối Cửa Tử:
Bên cạnh các trải nghiệm mạo hiểm trong khu vực suối Cửa Tử, khi nghỉ ngơi ở các homestay bên ngoài khu vực, du khách có thể tham gia các hoạt động văn hóa như tham quan các làng nghề làm chè truyền thống, thưởng thức ẩm thực địa phương và giao lưu với người dân địa phương. Đây là nơi sinh sống của rất nhiều dân tộc như Kinh, Nùng, Tày, Dao,… tạo nên du lịch bản địa hấp dẫn.
Hoạt động camping (cắm trại) cũng được nhiều du khách ưa thích tại suối Cửa Tử. Dòng nước mát trong sạch và những bờ suối sỏi hoang sơ là nơi lý tưởng để hạ trại, hưởng một không khí mát mẻ, trong lành.
Đời sống pháp luật