Phát hiện đã bị lừa 3 triệu đồng, người đàn ông vẫn chuyển khoản thêm 9 triệu cho lừa đảo rồi mới báo cảnh sát và được khen nhanh trí
Một người đàn ông bất ngờ tự nguyện chuyển tiền cho lừa đảo.
- 06-10-2024Shopee áp đảo 3/4 thị phần TMĐT, khi sàn đồng loạt tăng nhiều loại phí, lối đi nào cho nhà bán hàng vừa và nhỏ?
- 06-10-2024Mẹo tìm kiếm video TikTok cực kỳ đơn giản
- 06-10-2024Samsung, Intel, Qualcomm tại hội thảo Innovate Viet Nam 2024: Nâng cao tinh thần đổi mới sáng tạo, AI vẫn là điểm nhấn cả chương trình
Một người đàn ông tên Lin, sống tại Hạ Môn (Trung Quốc) đang thiếu tiền nên muốn vay tiền thông qua hình thức vay tiền trực tuyến nhưng không ngờ lại gặp phải một kẻ lừa đảo. Sau một hồi suy nghĩ, anh nhận ra mình bị lừa nhưng vẫn tiếp tục chuyển tiền vào tài khoản do kẻ lừa đảo cung cấp. Chuyện gì đã xảy ra?
Trung tâm chống lừa đảo Hạ Môn (Trung Quốc) đã báo cáo một trường hợp lừa đảo trực tuyến đặc biệt. Cụ thể, người đàn ông Lin có nhu cầu vay tiền nên đã đưa thông tin cá nhân của mình trên nhiều nền tảng cho vay trực tuyến. Sau đó, ông Lin nhận được cuộc gọi từ một người tự xưng là công ty cho vay, yêu cầu ông thêm ID WeChat của nhân viên cho vay và tải xuống APP cho vay.
Sau khi ông Lin gửi một đơn xin vay cá nhân khác trên APP này, dịch vụ khách hàng của APP đã yêu cầu ông Lin chuyển tiền kèm theo phí thành viên là khoảng 888 NDT (khoảng 3 triệu đồng) và khoản tiền đặt cọc 2.500 NDT (khoảng 9 triệu đồng).
Sau khi chuyển tiền đặt cọc, số tiền vay đã thỏa thuận và tiền đặt cọc (dịch vụ khách hàng ban đầu hứa rằng tiền đặt cọc sẽ được hoàn trả cho ông Lin) đều không được nhận.
Khi ông Lin thắc mắc thì bộ phận chăm sóc khách hàng yêu cầu ông Lin chuyển thêm 2.500 NDT để được giải ngân. Lúc này, ông Lin nhận ra có thể mình đã gặp phải lừa đảo vay tiền trực tuyến nên ngay lập tức không chuyển tiền lại theo yêu cầu.
Vụ việc đến thời điểm này đã rất rõ ràng. Đây là một vụ lừa đảo vay tiền trực tuyến rất điển hình. Khi ông Lin nhận ra mình bị lừa, ông không chọn cách gọi cảnh sát ngay mà thay vào đó, ông tìm kiếm trên mạng các tiêu chuẩn hồ sơ của cơ quan cảnh sát để tiếp nhận các vụ lừa đảo.
Trong một bài đăng, ông thấy rằng các cơ quan cảnh sát sẽ thụ lý nhanh chóng các vụ việc nếu số tiền lừa đảo vượt quá 5.000 NDT (khoảng 18 triệu đồng). Do đó, ông quyết định chuyển thêm một ít tiền cho kẻ lừa đảo để số tiền vượt quá 5.000 NDT rồi mới báo cảnh sát.
Vì vậy, ông Lin đã liên hệ lại với bộ phận dịch vụ khách hàng và chuyển số tiền thứ hai là 2.500 NDT theo yêu cầu của đối phương, sau đó mới gọi cảnh sát. Ngay khi cảnh sát tiếp nhận thông tin, cảnh sát đã khen ông Lin nhanh trí và lập tức vào cuộc điều ra đường dây lừa đảo.
Qua trường hợp của ông Lin, cảnh sát cho biết, vay tiền online qua app đang phổ biến trong xã hội hiện nay. Tuy nhiên, những rủi ro khó lường từ nền tảng này khá cao vì tốc độ giải ngân quá nhanh mà cách thức và thủ tục vay lại đơn giản. Chính vì sự dễ dàng này có thể khiến người vay gánh mức lãi suất khổng lồ, sa bẫy lừa đảo, dẫn đến lâm vào tình trạng vỡ nợ.
Nhịp sống thị trường