Phát hiện gây "choáng" từ báu vật thiên văn 1.000 tuổi
Thước trắc tinh Verona không chỉ là một báu vật đối với giới thiên văn mà còn là bằng chứng của điều tưởng chừng chỉ có trong thời hiện đại
- 06-03-2024Triệu phú tự thân U30, kiếm hơn 12 tỷ đồng/tháng tiết lộ bí quyết làm giàu ‘đơn giản’ nhưng ‘ngược đời’, chứng minh ‘lười biếng vẫn có thể thành công’
- 06-03-2024Định hình lại kỷ lục thế giới: Một quốc gia thông báo kế hoạch xây siêu công trình 'vượt mây' cao tới 2.000 m, tháp Burj Khalifa còn ‘thua xa’, có thể mất tới 123 nghìn tỷ đồng mới hoàn thành
- 06-03-2024Làm thế nào để được làm việc tại Tesla: Hãy hỏi kỹ sư của hãng xe điện nhận được hơn 3,6 triệu đơn ứng tuyển/năm này
Theo nghiên cứu mới, đẫn dầu bởi nhà sử học Federica Gigante từ Đại học Cambridge (Anh) và Bảo tàng Ý tại Verona, một dụng cụ thiên văn có nguồn gốc từ Tây Ban Nha là bằng chứng mạnh mẽ của sự hợp tác quốc tế trong khoa học xuyên biên giới, xuyên văn hóa từ 1.000 năm trước.
Có niên đại từ thế kỷ XI, dụng cụ bằng đồng hình tròn là một chiếc thước trắc tinh có lẽ đã du hành qua nhiều miền đất và qua tay nhiều chủ nhân khác nhau - theo Science Alert.
Thước trắc tinh là dụng cụ dùng để lập biểu đồ bầu trời, được nhân loại sử dụng trong nhiều thế kỷ. Chúng bao gồm một bản đồ bầu trời và một hệ thống các bộ phận quay, cho phép người dùng tính toán vị trí trong không gian và thời gian nhất định.
Thước trắc tinh cổ xưa nhất được tìm thấy ở Hy Lạp, nhưng người Hồi giáo mới là những người đã cải tiến và làm cho dụng cụ này trở nên tối ưu.
Nó là bằng chứng của sự trao đổi khoa học giữa người Ả Rập, người Do Thái và người theo đạo Cơ Đốc giáo.
Nội dung trên chiếc thước trắc tinh cũng cho thấy ít nhất 3 người dùng riêng biệt đã cảm thấy cần thêm bản dịch và chỉnh sửa vật thể này để phù hợp hơn với sự hiểu biết mới. Hai trong số họ sử dụng tiếng Do Thái và một người sử dụng ngôn ngữ phương Tây.
Trong khi đó, phong cách chế tác ban đầu của nó phù hợp với các thước trắc tinh khác đã được biết đến là có nguồn gốc từ Al-Andalus, một vùng sinh sống của người Hồi giáo ở Tây Ban Nha vào thế kỷ XI. Chữ viết ban đầu trên nó cũng là chữ Ả Rập.
Tọa độ sao ban đầu trên thước trắc tinh này cũng phù hợp với tọa độ sao của các dụng cụ thiên văn khác cùng thời kỳ.
Đối với các hình khắc trên đồ vật, chúng nói lên một lịch sử văn hóa phong phú. Một số dòng chữ Ả Rập là những dòng cầu nguyện. Một số dòng khác nêu tên chủ nhân là Isãnq và người chế tác là Yũnus.
Những dòng chữ Do Thái được thêm vào sau gồm các bản dịch cho các chòm sao và vài kiến thức chiêm tinh khác. Sau đó, một người khác điều chỉnh vĩ độ trên cả 2 mặt thước đo bằng chữ số Ả Rập của phương Tây, chính là chữ số Latin chúng ta dùng ngày nay.
Người lao động