Phát hiện ngôi làng du lịch ít người biết, được mệnh danh là “nàng thơ” của Tây Bắc, cách Sapa chỉ 50km
Nếu du khách muốn tìm một nơi chữa lành gần kề thiên nhiên, trải nghiệm cuộc sống bình yên của đời sống vùng cao thì bản làng sau chính là điểm đến cực lý tưởng.
- 27-05-2024Một nam tài tử Việt bỏ nghề đi làm sale nhưng quay lại vì 1 cuộc gọi, được Minh Nhí gửi gắm
- 27-05-2024Tiệm Thanh Xuân gần 80 năm "níu chân" người Sài Gòn sành ăn: Có gì đặc biệt trong những tô hủ tiếu “vỉa hè giá cao”?
- 27-05-2024"Dung Bán Vàng" - mỹ nhân ngành kim hoàn xứ Bến Tre: Đẹp làm gì cũng dễ, nhưng showbiz đâu phải cứ muốn là vào!
Nhắc đến Lai Châu, phần đông du khách sẽ nhớ tới mảnh đất được chọn làm nơi xuất phát để đến với những đỉnh núi đẹp nhất Việt Nam. Tuy nhiên địa phương này không chỉ có vậy. Du khách khi tới Lai Châu sẽ không chỉ bị quyến rũ bởi vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ của những đỉnh mây ngàn, thác nước cao hay ruộng bậc thang vàng óng mà còn bởi những con người hồn hậu và nét văn hoá bản địa đặc sắc của hơn 20 dân tộc anh em.
Để có được những giây phút gần kề thiên nhiên, khám phá và trải nghiệm gần hơn về văn hoá bản địa, hãy đến thăm ngôi làng Sì Thâu Chải - bản làng du lịch cộng đồng được ví đẹp như cổ tích của Lai Châu.
Nằm trên độ cao 1.500m so với mực nước biển, bản Sì Thâu Chải thuộc xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu, cách thị trấn Tam Đường 6km. Đây là nơi sinh sống của hơn 60 hộ gia đình người Dao, họ đã cư trú và canh tác trên vùng đất này trong nhiều thế hệ. Bản làng chính là nơi ở, là nơi sinh hoạt mang tính cộng đồng của người dân.
Từ thị trấn Tam Đường, du khách phải vượt qua những con dốc cao có địa hình hiểm trở nhưng cảnh vật vô cùng đẹp đẽ. Đứng từ bản, phóng tầm mắt ra xa, du khách sẽ được chiêm ngưỡng toàn cảnh thị trấn và sự hùng vĩ của núi rừng Lai Châu.
Đặc thù địa lý và ưu đãi của thiên nhiên đã ban tặng cho Sì Thâu Chải những cánh đồng bao la trải dài từ lưng núi xuống tận thung lũng. Khí hậu nơi đây luôn mát mẻ, trong lành. Mùa xuân, hoa mận, hoa đào đua nở tạo thành khung cảnh đẹp đẽ đê mê như cổ tích. Khung cảnh mộng mơ và yên bình của bản làng mây trắng xứ Lai Châu khiến không ít du khách xiêu lòng khi ghé đến.
Không chỉ thu hút khách du lịch vì khung cảnh đẹp đẽ của tự nhiên, điều khiến Sì Thâu Chải được lòng khách du lịch nhất chính là phong tục tập quán và cách làm dịch vụ của cộng đồng người Dao. Chị Thanh Hoài, khách du lịch đã ghé bản vào tháng 5 đã chia sẻ trên kênh Tiktok: “Mình viết bài này trong sự hạnh phúc, và mình thực sự cảm thấy Sì Thâu Chải xứng đáng được biết tới nhiều hơn. Đồng bào ở đây làm du lịch cực tốt và đặc biệt không có sự khó chịu của du lịch chặt chém, du lịch tự phát”.
Cuộc sống của người ở Sì Thâu Chải có thể nói là rất chậm, vô cùng thanh bình. Theo lời kể của những du khách đã có dịp tới đây, mỗi sáng, một gia đình cùng ăn sáng, sau đó có người lên nương, có người đi làm các công việc của thôn, những đứa trẻ thì cắp sách đến trường hoặc nô đùa, chạy nhảy, cười nói quanh bản vô cùng vô tư… Chiều hoặc tối đến, các hoạt động tập thể, cộng đồng sẽ được tổ chức để kết nối tất cả mọi người với nhau.
Tới đây đúng dịp, du khách sẽ được trải nghiệm cùng đồng bào Dao trong Lễ hội Cấp sắc, Lễ Nhảy lửa; thưởng thức ẩm thực của người vùng cao ngay trong chính không gian văn hóa cộng đồng, dưới những homestay gỗ hàng trăm tuổi. Du khách còn có thể trải nghiệm, ngắm cảnh trong không gian bà con dân tộc tạo nên, hay trải nghiệm cuộc sống trong không gian của người bản địa.
Đặc biệt khi đến Sì Thâu Chải vào mùa lúa chín, du khách có thể tham gia chơi dù lượn trên thung lũng Tam Đường hoặc đi trekking đường rừng đến thác Tác Tình check-in, tắm mát. Cuối thôn chính là nơi xuất phát lên con thác Tác Tình hay đỉnh Pu Ta Leng nổi tiếng.
Và cả những phong tục tập quán, lễ hội truyền thống (Ảnh Du lịch Lai Châu)
Được biết, hàng năm huyện Tam Đường bình quân đón trên 40.000 lượt khách du lịch, trong đó riêng bản Sì Thâu Chải đón trên 11.000 lượt khách, có khoảng 700 khách nghỉ lại qua đêm tại các gia đình làm homestay. Nhiều gia đình không làm homestay, nhưng do sân vườn rộng, vẫn được hưởng lợi từ khai thác du lịch qua việc phục vụ ăn trưa, ăn tối và lửa trại đêm cho du khách, bởi vậy, dân bản rất đoàn kết, nhắc nhở nhau có ý thức xây dựng thôn bản sạch đẹp, văn minh để làm du lịch lâu dài.
Từ năm 2015, huyện Tam Đường đã quan tâm đầu tư, mở rộng, nâng cấp và rải nhựa con đường mòn cũ lên bản Sì Thâu Chải tạo điều kiện đi lại trở nên thuận lợi hơn. Người Dao ở bản Sì Thâu Chải đã bắt đầu có tư duy làm du lịch tiến bộ, sẵn sàng góp thêm tiền cùng với sự hỗ trợ của chính quyền làm đường lát đá, đường bê tông trong thôn. Bà con tự phân công nhau, tổ chức thành từng tổ nhóm để vệ sinh sạch sẽ. Một số doanh nghiệp du lịch cũng tìm đến, kết hợp cùng người dân đầu tư nâng cấp nhà cửa, cơ sở hạ tầng sinh hoạt để đón khách lưu trú.
Bản Sì Thâu Chải luôn mở cửa và đón du khách quanh năm. Tuy nhiên, theo lời người dân bản địa, từ tháng chín đến tháng hai hàng năm là thời điểm lý tưởng nhất để đến tham quan.
Từ 30/2 âm lịch đến 6/1 chính là Tết mừng năm mới của đồng bào dân tộc Dao. Du khách có thể tham gia lễ và vui hội cùng đồng bào. Do mang tính chất cộng đồng nên có một sân lễ nằm ngay trong làng để người dân và du khách cùng nhau tham gia. Trong bản còn có một vườn hoa đào lên tuổi hơn 100 cây, dịp tết từ tháng một đến tháng hai dương lịch cũng là thời điểm đào nở rộ đẹp nhất. Đây cũng là lúc du khách đổ về bản đông đúc nhất trong năm.
Một vài gợi ý cho du khách khi đến tham quan bản Sì Thâu Chải:
Giá homestay dao động từ khoảng 100.000 đồng/khách/đêm.
Mỗi phần cơm ăn cùng với gia đình có giá 30.000 đồng/người. Nếu du khách muốn thưởng thức các mâm đồ ăn bản địa theo ý thích nên liên hệ trước để đặt món.
Nên đặt phòng trước trong các dịp cuối tuần lễ tết để tránh hết phòng.
Thời tiết sẽ chuyển lạnh vào ban đêm nên du khách lưu ý mang theo áo ấm.
Đời sống pháp luật