Phát hiện số tách cà phê uống mỗi ngày có thể tăng 22% nguy cơ mắc bệnh tim và nhóm đối tượng cần lưu ý
Cà phê là thức uống quen thuộc được nhiều người sử dụng hàng ngày. Thế nhưng, nếu uống sai cách, cà phê cũng có thể gián tiếp gây hại cho tim mạch.
- 24-10-2023Tôi 57 tuổi, lương hưu 19 triệu, nghỉ hưu đi trông cháu: Làm mẹ chồng, vất vả quá, "ngậm đắng nuốt cay" nhịn con dâu!
- 24-10-2023Câu hỏi Olympia có kiến thức lớp 2 nhưng nhiều người "bó tay", giải được trong 20 giây là cực siêu!
- 24-10-2023CLB sản sinh ra nhiều "nhà khoa học" của Ams, từng gọi vốn thành công 100 triệu cho một chương trình
Mặc dù cà phê có thể giúp chúng ta tỉnh táo và đem lại một số lợi ích nhất định khi tiêu thụ ở mức độ vừa phải. Tuy nhiên, nếu sử dụng sai cách, cà phê cũng có thể đem đến một số những rủi ro nhất định.
Phát hiện số tách cà phê có thể làm tăng 22% nguy cơ mắc bệnh tim
Nghiên cứu của Đại học Nam Úc chỉ ra rằng uống 6 ly cà phê trở lên mỗi ngày có thể gây hại cho sức khỏe, làm tăng 22% nguy cơ mắc bệnh tim.
Tìm hiểu về mối liên quan giữa việc tiêu thụ quá nhiều cà phê và bệnh tim mạch, giáo sư Elina Hyppönen và tiến sĩ Ang Zhou từ Đại học Nam Úc giải thích rằng nghiên cứu của họ cho thấy mức độ dư thừa caffeine có thể gây ra tình trạng huyết áp cao, một trong những yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch.
Chia sẻ với trang tin Express, dược sĩ Abbas Kanani cũng cảnh báo rằng mọi người không nên uống quá nhiều cà phê vì điều này có thể gây tăng huyết áp.
Huyết áp là áp lực cần thiết tác động lên thành của động mạch để đưa máu từ tim đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Tình trạng huyết áp cao hay còn được gọi là tăng huyết áp đặc biệt nguy hiểm vì nó gây thêm áp lực lên thành mạch máu và các cơ quan khác trong cơ thể. Huyết áp cao cũng là một trong những nguyên nhân chính làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.
Chuyên gia Abbas cho biết: “Cơ thể mỗi người sẽ phản ứng với caffeine theo cách khác nhau. Một số nghiên cứu cho rằng nạp quá nhiều caffeine có thể ngăn chặn một loại hormone giúp mở rộng động mạch. Trong khi đó, một số nghiên cứu khác lại phát hiện ra rằng quá nhiều caffeine có thể khiến tuyến thượng thận tiết ra thêm hormone adrenaline, khiến huyết áp tăng cao” .
Do đó, chuyên gia khuyến cáo nên giảm lượng caffeine nạp vào cơ thể để giữ cho huyết áp và hệ tim mạch luôn khỏe mạnh.
Ngoài ra, một nghiên cứu khác được công bố trên Tạp chí Y học New England cũng chỉ ra rằng uống quá nhiều cà phê hoặc nạp quá nhiều caffeine vào có thể có thể khiến tim đập nhanh hơn. Điều này cũng có thể dẫn đến nhịp tim thay đổi bất thường.
Cụ thể, những người tham gia nghiên cứu uống nhiều cà phê có tỷ lệ mắc ngoại tâm thu thất cao hơn khoảng 50% so với những ngày họ không uống.
Mặc dù tình trạng ngoại tâm thu thất không quá nguy hiểm và nghiêm trọng nhưng các chuyên gia cho biết những người thường xuyên gặp tình trạng ngoại tâm thu thất có nhiều khả năng mắc bệnh suy tim hơn.
Chuyên gia Abbas nói thêm: “Mọi người nên cân nhắc đến việc cắt giảm lượng caffeine nạp vào cơ thể bằng cách uống ít các thức uống như cà phê, trà hoặc nước tăng lực” .
Nhóm đối tượng cần đặc biệt lưu ý khi uống cà phê
Nghiên cứu khoa học được công bố trên tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) trên 18.609 người trong độ tuổi 40-79 cũng chỉ ra rằng với nhóm bệnh nhân mắc tăng huyết áp độ 2-3, uống từ 2 tách cà phê trở lên mỗi ngày có thể tăng gấp đôi nguy cơ tử vong do đau tim, đột quỵ hoặc các vấn đề sức khỏe tim mạch khác.
Do đó, đây là nhóm đối tượng cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng cà phê vì có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch cũng như tăng nguy cơ gặp các biến cố tim mạch nghiêm trọng như đau tim hoặc đột quỵ.
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cho biết: “Uống quá nhiều cà phê đã được chứng minh có thể gây tăng huyết áp và dẫn đến lo lắng, tim đập nhanh và khó ngủ” .
Dịch vụ y tế Quốc gia Anh bổ sung: “Uống cà phê điều độ sẽ có thể đem lại lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều, uống cà phê thay cho nước lọc ngược lại có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch của mọi người” .
Phụ nữ mới