Phát hiện thú vị: Tác giả truyện Doraemon đã tiên đoán sự xuất hiện của ChatGPT từ lâu
Sự xuất hiện của ChatGPT đã được tiên đoán từ nhiều năm trước, đó là trong một tập truyện quen thuộc của trẻ em - Doraemon.
- 11-02-2023Chồng chất khó khăn tài chính khi mất việc, tôi nhận ra điều quan trọng nhất và đầu tiên: Cắt giảm mọi khoản chi tiêu không cần thiết
- 11-02-2023Nhiều người trẻ đã mắc bệnh tiểu đường, ung thư, nguyên nhân có thể xuất phát từ 2 loại hoá chất ai cũng dùng khi tắm và làm đẹp mỗi ngày
- 11-02-2023Buổi họp lớp sau 25 năm giúp tôi nhận ra thành bại trong đời của 1 người không phụ thuộc xuất phát điểm, mà nằm ở việc hiểu thấu 'quy tắc 3/7' này
- 11-02-2023Mừng cưới 200k bị “chê”: Thiệp cưới trao tay, đau đầu ngay chuyện phong bì, không biết bao nhiêu cho đủ
- 10-02-202322 tuổi, tài khoản tiết kiệm không đủ sống một năm nhưng mẹ vẫn ép tôi nghỉ việc: Đi rồi mới thấy quá sai lầm vì không làm sớm hơn
Doraemon là nhân vật ấn tượng với trẻ nhỏ nhất, bởi chú mèo máy này có hàng loạt "phép thần thông" từ thế kỷ XXII. Cho tới lúc trưởng thành, cũng chẳng ai quên được những bảo bối thần kỳ của "mèo ú" và mong muốn có thể sở hữu chúng trong tương lai.
Thực tế, công nghệ thế kỷ 21 đã có nhiều bước tiến lớn, và không ít trong số đó cũng "thần kỳ" chẳng kém những bảo bối của Doraemon, chẳng hạn máy in 3D, nhận diện giọng nói,... hay gần đây là công cụ AI ChatGPT đang gây sốt trên Internet.
Với khả năng trả lời tự nhiên, dựa trên kho dữ liệu văn bản thu thập từ nhiều nguồn như Wikipedia, sách báo, tạp chí,... ChatGPT nhanh chóng tạo nên cơn sốt chưa từng có thời gian qua
Cụ thể, sau khi cơn bão AI ChatGPT "càn quét' khắp mạng xã hội, một số cư dân mạng đã phát hiện ra điều trùng hợp từ hàng chục năm trước của bộ truyện Doraemon.
Đó là trong tập truyện ngắn thứ 17, mẩu truyện "Nhà báo Nobita" đã nêu lên 1 công nghệ đến từ tương lai rất giống với chatbot của OpenAI. Trong tập truyện, Doraemon đã nảy ra ý định mở một tòa soạn báo tư nhân, bằng cách tận dụng các bảo bối của tương lai.
Và trong tập truyện ngắn thứ 17, mẩu truyện Nhà báo Nobita đã nêu lên 1 công nghệ đến từ tương lai rất giống với cơn sốt gần đây của ChatGPT
Bảo bối được sử dụng là một chiếc máy xuất bản có thể học hỏi từ những tác phẩm sẵn có, như tác giả truyện tranh hay tiểu thuyết gia,... Máy sẽ chọn lọc, trình bày và tạo hình nhân vật, viết thoại dựa trên nguồn dữ liệu được cung cấp.
Phương thức này không khác gì cách mà ChatGPT nói riêng cũng như các hệ thống AI, máy học hiện nay học hỏi từ kho dữ liệu khổng lồ được nạp vào. Chủ nhân của chiếc máy chỉ việc đưa ra yêu cầu của mình, như là sáng tác truyện tranh, hay làm toán, giải bài tập... giống như những gì mà người ta đang khai thác ở ChatGPT.
ChatGPT được tạo nên từ hệ thống kho dữ liệu vô cùng khổng lồ với nguồn thông tin lấy từ internet. Trong đó có cả website Reddit - một nơi lưu trữ đa dạng các thông tin trên toàn thế giới và các cuộc tranh luận về nhiều chủ đề khác nhau. Từ đó, giúp chatbot này có thể mô phỏng được các đoạn đối thoại cũng như biết được cách giao tiếp với con người.
Một sự trùng hợp khác là cách mà Nobita và Doraemon tạo ra tòa soạn, in truyện tranh "miễn phí" dựa trên ý tưởng của các tác giả gốc.
Điều này cũng giống như những gì mà cộng đồng sáng tạo đang phản ứng trước ChatGPT và các công cụ AI.
Trong khi nhiều người kinh ngạc với khả năng sáng tạo văn học và nghệ thuật của AI thì các tác phẩm này cũng dấy lên một cuộc tranh luận gay gắt về đạo đức của nghệ thuật do công cụ tạo ra.
Nhiều người cho rằng công nghệ này đang lạm dụng sự sáng tạo của các nghệ sĩ và những người sáng tạo khi sử dụng tác phẩm của họ làm dữ liệu nguồn.
Có thể nói, mẩu truyện tuy ngắn nhưng đã cho thấy tầm nhìn đi trước thời đại của tác giả.
Truyện Doraemon do 2 tác giả Motoo Abiko và Hiroshi Fujimoto (sử dụng chung bút danh Fujiko F. Fujio) sáng tác, xuất bản lần đầu năm 1970. Ba năm đầu, bộ manga ít được trẻ em chú ý nhưng nổi tiếng khi được dựng thành phim hoạt hình. Nhân vật chú mèo máy thông minh từ đó đã trở thành 1 phần tuổi thơ của bao nhiêu thế hệ.
Thể thao & Văn hóa