Phát hiện vấn đề sức khỏe đang gặp phải bằng cách tự "khám bệnh" tại nhà: Chỉ bằng 4 cách tự kiểm tra sức khỏe tại nhà cực đơn giản
Đây là 4 cách tự khám bệnh tại nhà rất đơn giản, không tốn kém mà bạn nên biết.
- 20-04-2021Khi mỡ máu tăng cao, cơ thể sẽ phát ra 5 "tín hiệu", nên hạn chế ăn 3 thực phẩm để tránh bệnh tăng nặng
- 20-04-2021Người nhà giấu nhẹm việc dùng thuốc "nhà tôi 3 đời", bác sĩ loay hoay mãi không cứu được bệnh nhân
- 20-04-2021Vào hè, ăn dưa hấu: Không chỉ ngon mà còn là “nhà máy” chứa nhiều chất dinh dưỡng và làm thuốc chữa bệnh siêu hay
Khỏe mạnh và sống lâu bên gia đình có lẽ là mong ước của rất nhiều người. Tuy nhiên, nguy cơ mắc bệnh của chúng ta lại ngày một tăng lên khi già đi, lúc này hệ miễn dịch bị suy yếu nhanh chóng. Chưa kể những yếu tố khác như ô nhiễm môi trường hay các thói quen xấu cũng góp phần "rút ngắn" tuổi thọ xuống đi.
Vậy nên, chủ động phát hiện và đến khám sớm chính là cách tốt nhất để ngừa bệnh và tăng tuổi thọ. Nếu quá bận để đi khám sức khỏe định kỳ , bạn vẫn có thể tự kiểm tra tình trạng bản thân bằng 4 phương pháp đơn giản sau:
- Kiểm tra sức chịu đựng
- Kiểm tra thị lực
- Kiểm tra hô hấp
- Kiểm tra tư thế
4 cách tự khám bệnh tại nhà
1. Kiểm tra sức chịu đựng
Bài kiểm tra đầu tiên sẽ chứng minh thể lực của bạn có đang ổn định hay không. Chỉ cần làm đơn giản như sau:
*Cách kiểm tra 1:
- Lấy một tay tìm mạch ở cổ tay bên kia của bạn, sau đó đếm nhịp mỗi phút.
- Hãy thực hiện 20 lần động tác squats (bài tập đứng lên và ngồi xuống theo một tư thế và kỹ thuật cố định).
- Đếm lại nhịp đập của mạch trong một phút.
Nếu số nhịp đập của bạn tăng lên 25% thì đồng nghĩa cơ thể đang bình thường và khỏe mạnh. Thế nhưng, khi mạch đập lên cao hơn 25 – 50% có nghĩa là hệ thống tim mạch của bạn đang hoạt động rất yếu. Cần phải đến ngay bác sĩ chuyên khoa để thăm khám sớm.
*Cách kiểm tra 2:
- Hãy đi cầu thang bộ lên tầng 4, không chạy hay đi nhanh mà phải đi thật bình tĩnh, tốc độ không quá chậm.
- Sau khi lên đến nơi, tự bắt mạch ở cổ tay và đếm nhịp mỗi phút.
Nếu mạch của bạn đang đập khoảng 120 nhịp/phút thì không phải lo lắng, cơ thể vẫn đang khỏe mạnh. Ngược lại, nếu bạn thở hổn hển hoặc trải qua một cơn đau ngực bất chợt thì phải cẩn thận, nguy cơ mắc bệnh có lẽ đang "tiềm ẩn" trong cơ thể.
2. Kiểm tra thị lực
Bài kiểm tra này có thể minh chứng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa điểm vàng (mắt mờ dần và nhìn không còn sắc nét) hay không. Chỉ cần làm như sau:
- Chuẩn bị sẵn một tờ giấy in các đường kẻ caro vuông, ngay chính giữa có một dấu chấm đen để nhìn vào (như hình). Bạn cần làm bài kiểm tra này trong một căn phòng đủ ánh sáng, đặt giấy cách người nhìn khoảng 30cm, tuyệt đối không nghiêng đầu về phía trước hay lệch sang một bên, mắt nhìn thẳng không được liếc.
Tờ giấy tuy đơn giản thế này thôi nhưng có thể giúp bạn phát hiện sớm bệnh thị lực.
- Tiếp theo, hãy che một bên mắt bằng tay và nhìn vào điểm chấm ở giữa, giữ nguyên như vậy trong 10 giây. Làm tương tự như vậy với mắt còn lại.
Nếu thấy tất cả các đường kẻ trên giấy vẫn rõ ràng, không đứt quãng hay biến dạng, không có đốm xám thì võng mạc của bạn vẫn đang ổn định. Ngược lại, bạn sẽ thấy những ô kẻ có vùng bị mờ, méo mó và mắt không nhìn rõ.
3. Kiểm tra hô hấp
Chỉ cần làm cách này, bạn sẽ biết được sự hoạt động của hệ thống hô hấp và sự phân bố oxy trong cơ thể, nhờ vậy mà phát hiện những bất thường của quá trình lưu thông máu :
- Ngồi xuống và hít thở sâu vài lần, sau đó thở ra rồi hít một hơi thật sâu và giữ lại. Hãy sử dụng bộ đếm thời gian để xem bạn có thể giữ được hơi thở trong bao lâu.
Đối chiếu với kết quả, nam giới nếu không dưới 40 giây và nữ giới không dưới 30 giây thì cơ thể vẫn khỏe mạnh. Còn ngược lại thì hệ hô hấp đang có vấn đề nghiêm trọng.
4. Kiểm tra tư thế
Hiện nay rất nhiều người đang có vấn đề về cột sống, nguyên do vì ngồi sai tư thế trong một thời gian dài. Chính vì vậy hãy làm bài kiểm tra này để phát hiện và chỉnh lại tư thế phù hợp:
*Cách kiểm tra 1:
- Đứng thẳng một cách tự nhiên và nhờ một người theo dõi giúp bạn. Nếu thấy từ mông đi lên sống lưng tạo thành một góc lớn hơn 45 độ, hoặc mông cong ra phía sau (như hình) thì có nghĩa là xương sống đang bị vẹo bất hợp lý, có thể gây chứng gù lưng nếu không chỉnh lại tư thế kịp thời.
Bài kiểm tra này sẽ giúp bạn phát hiện sớm cột sống có đang bị xiêu vẹo hay không.
*Cách kiểm tra 2:
- Cầm 2 cây bút chì hoặc bút bi trong tay, sau đó đặt tay xuống dọc theo cơ thể. Khi thấy 2 cây bút song song với nhau thì tư thế của bạn đang rất tốt, còn ngược lại, nếu chúng chỉ vào nhau thì bạn đang bị gù.
*Cách kiểm tra 3:
- Nhờ ai đó chụp giúp bạn một bức ảnh nghiêng, sau đó dùng thước đo để tạo thành một đường từ xương đến xương trong vai. Nếu đường này thẳng thì tư thế đang bình thường, còn nếu phần thùy thanh quản nhỏ hơn xương thì có nghĩa bạn đang có vấn đề về tư thế.
Theo Brightside
Trí thức trẻ