"Phát hoảng" vì thận bệnh nhân đầy cứng sỏi, BS tư vấn cách vỗ lưng tự đẩy sỏi ra ngoài
Một bệnh nhân đau đớn khó chịu nhiều năm, khi đi khám sỏi thận đã lên tới 300 viên khiến nhiều người "sốc nặng".
- 13-04-2019Vận động thể chất khoảng 60 phút/tuần, bạn sẽ thoát khỏi "thảm cảnh" mà 20% dân số Việt Nam đang mắc phải!
- 12-04-2019PGS.TS Đoàn Hữu Nghị: 3 bí quyết "dưỡng dạ dày" ngừa các bệnh dạ dày và ung thư
Thói quen gây sỏi thận
Mới đây, Th BS Nguyễn Đình Liên, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã tiếp nhận trường hợp bệnh nhân vào viện trong tình trạng vô cùng đau đớn và được chẩn đoán sỏi thận.
Điều đặc biệt, bệnh nhân này đã chịu đau đớn, khó chịu nhiều năm nhưng không chịu đi khám. Tới khi tới viện khám, bác sĩ "phát hoảng" vì số lượng sỏi thận của bệnh nhân nhiều tới mức "khủng kiếp". Thận của người bệnh chứa tới 300 viên sỏi nhỏ, trong đó, có một viên sỏi san hô kích cỡ lớn.
300 viên sỏi như đá cuội được lấy ra từ bệnh nhân, ảnh BSCC.
Sỏi thận thường gặp ở những bệnh nhân lao động nặng nhọc, nhưng lại quên uống nước. Sỏi thận có thể hình thành do nguyên nhân bị dị dạng đường nước tiểu khiến nước tiểu không thoát ra, đọng lại lâu dần tạo thành sỏi thận. Bệnh cũng có thể gặp ở những người có chế độ ăn uống không hợp lý.
Phòng bệnh sỏi thận đơn giản và hiệu quả nhất được chuyên gia khuyến cáo là uống đủ nước, tốt nhất là nước tinh khiết. Hạn chế ăn muối và protein động vật. Tư vấn ý kiến bác sĩ trước khi dùng thực phẩm bổ sung can-xi.
"Bệnh nhân bị sỏi thận nên ăn các loại hoa quả có tác dụng tốt cho dự phòng sỏi thận như đu đủ, dứa...", bác sĩ Liên cho hay
Mẹo giúp sỏi thận nhỏ có thể tự đào thải ra ngoài
Bác sĩ Liên cho biết, nếu sỏi thận nhỏ thì có thể tự đẩy ra ngoài theo đường nước tiểu.
Hoặc đôi khi bằng các tác động như vỗ hông lưng, chạy, nhảy dây, tư thế trồng cây chuối, tư thế nằm nghiêng 45 -75 độ, đầu dốc trên ghế nghiêng có thể giúp người bệnh tiểu ra sỏi.
Bác sĩ Liên đã từng gặp trường hợp bệnh nhân nữ nhờ phương pháp vỗ rung đã ra thêm 22 viên sỏi với kích thước trung bình.
Theo khuyến cáo của bác sĩ với sỏi to, đã bị kẹt lại sẽ gây ra đau quặn thận, tắc nghẽn đường tiểu, tồn đọng nước tiểu, viêm nhiễm, lâu ngày có thể dẫn đến xơ hóa đường tiểu và nhiều biến chứng khác.
Chuyên gia lưu ý khi có các triệu chứng như đay vùng lưng, háng hay dưới xương sườn, cảm giác đau khi đi tiểu, nước tiểu có mùi hôi, hòa lẫn máu, đi tiểu liên tục, hay bị sốt, cảm giác ớn lạnh thì hãy đi khám để được phát hiện bệnh từ sớm.
Không tự ý uống thuốc, điều trị truyền miệng tiền mất tật mang.
Điều trị sỏi thận hiện nay rất dễ dàng bằng kỹ thuật tán sỏi qua da dưới hướng dẫn của siêu âm. Ưu điểm của phương pháp này là vết rạch da nhỏ, đảm bảo chính xác, không có tác hại của tia phóng xạ....
Sau khi, tán sỏi thận, niệu quản bằng các phương pháp nội soi ngược dòng hay ngoài cơ thể, qua da, người bệnh cần tuân thủ chế độ ăn uống lợi tiểu, dễ tiêu để bài xuất các mảnh sỏi vụn, nhân sỏi nhỏ, dịch máu, cặn máu… bài tiết ra ngoài.
Trí thức trẻ