Phát minh mới cải tiến mặt nạ lặn biển thành mặt nạ trợ thở đem lại hi vọng cho bệnh nhân nhiễm Covid-19 phải thở bằng máy
Ý tưởng này bắt đầu từ Ý - quốc gia ở châu Âu đang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch Covid-19 cho đến thời điểm hiện tại.
- 30-03-2020Chuyến tàu quay lại Vũ Hán sau những ngày dịch bệnh: Thông hành bằng mã QR, hành khách còn mặc cả áo mưa và kính bảo hộ
- 30-03-2020PGS.TS Nguyễn Huy Nga: Người khỏi Covid-19 ở Việt Nam chưa hề có sự lây nhiễm nào cho người khác
- 30-03-2020Hình ảnh đẹp: Công dân cách ly tại Đà Nẵng quyên góp ủng hộ quỹ phòng, chống dịch Covid-19
Khi các bệnh viện đối mặt với tình trạng quá tải, người nhiễm Covid-19 bị khó thở có nhu cầu thở bằng máy, các nhân viên y tế sáng tạo đã chuyển sang dùng mặt nạ lặn biển từ các cửa hàng thể thao để ngăn chặn việc ngừng thở cho người bệnh.
Ý tưởng này bắt đầu từ Ý - quốc gia ở châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch Covid-19 cho đến thời điểm hiện tại. Nhiều bệnh viện ở các quốc gia khác cũng đang lưu ý vấn đề này, quyết định sáng chế thêm để giúp ống thở hoạt động hiệu quả cho bệnh nhân nhiễm Covid-19 có nhu cầu thở máy.
Một nhân viên y tế đang lắp thử mặt nạ lặn Decathlon, có gắn van hô hấp in 3D, tại Bệnh viện Erasme ở Brussels (Bỉ). (Ảnh: AFP)
Một trong số đó là Bệnh viện Erasme ở ngoại ô thủ đô Brussels của Bỉ. Sáng chế gắn liền với trường đại học ULB của thành phố - và thông qua một công ty tư nhân Endo Tools Therapeutics, với bí quyết in 3D lên mặt nạ lặn biển để sử dụng làm máy thở trong y tế.
"Chúng được sử dụng cho những bệnh nhân có vấn đề nghiêm trọng về hô hấp. Mục đích là để tránh phải đặt ống nội khí quản cho bệnh nhân và đặt máy thở," Frederic Bonier, một nhà vật lý trị liệu hô hấp tại bệnh viện cũng giảng dạy tại trường đại học cho hay.
Vị chuyên gia này chính là người tiên phong trong việc thiết kế một van tùy chỉnh phù hợp với đỉnh của mặt nạ toàn mặt, nơi ống thở cho phép chúng kết nối với các máy BiPAP tiêu chuẩn đưa khí nén vào mặt nạ.
Điều này giúp ngăn chặn sự sụp đổ của phế nang, túi khí phổi cần thiết cho việc hấp thụ oxy vào cơ thể chúng ta và thở ra khí carbon dioxide. Viêm phổi do Covid-19 gây ra làm viêm màng phổi và làm đầy các túi đó bằng chất lỏng.
Trong trường hợp bệnh nhân nhiễm Covid-19 nặng nhất, bệnh nhân phải được nối với mặt nạ phòng độc trong các đơn vị chăm sóc đặc biệt. Nhưng mặt nạ phòng độc đang bị thiếu hụt trên toàn thế giới vì số lượng bệnh nhân rất đông.
Giải pháp mặt nạ lặn biển có thể là một biện pháp ngăn chặn đối với bệnh nhân đang trên bờ vực điều trị chăm sóc tích cực nhưng đối với những người không có giường cũng không có mặt nạ phòng độc lại là chuyện khác.
Bonier cho biết, từ hôm nay, ông sẽ thử nghiệm 50 mặt nạ lặn biển trên các bệnh nhân nhiễm Covid-19. Chúng là thương hiệu giống như những sản phẩm được sử dụng bởi các bác sĩ người Ý, được tặng bởi nhà bán lẻ đồ thể thao Pháp, Decathlon, có cửa hàng trên toàn thế giới. Các mặt nạ lặn biển này được sản xuất tại Ý.
Ông giải thích rằng chúng thoải mái hơn nhiều so với những mặt nạ thở che kín mũi và miệng, găm chặt vào da. Nhưng ông cảnh báo chúng chỉ sử dụng một lần, không thể khử trùng rồi dùng cho nhiều bệnh nhân khác được.
Thiết kế của Ý cho van in 3D cũng cần làm lại. "Nó có vẻ khá phức tạp để thực hiện, khá nặng nề, không thoải mái lắm. Vì vậy, chúng tôi đang có ý tưởng điều chỉnh lại một số thứ trong thiết kế để mọi thứ hoạt động ổn định hơn", chuyên gia cho biết thêm.
Bonier nói thêm, nhân viên y tế cũng có thể sử dụng loại mặt nạ này để chống lại Covid-19. Nhưng ông lo ngại công chúng sẽ bắt đầu hoảng loạn và mua chúng sử dụng, từ đó tước đi một sản phẩm có khả năng cứu sống người bệnh Covid-19 tại các bệnh viện.
Mặc dù vậy, nhà sản xuất vẫn hết sức thận trọng với vấn đề này. "Hiện tại chúng tôi không có xác nhận rằng giải pháp này thực sự hoạt động. Nếu chúng tôi thấy thử thành công và các bệnh viện xác nhận điều này thì chúng tôi sẽ công bố đến mọi người. Nhưng trong lúc này, điều quan trọng nhất là hãy cẩn thận với thông tin không được kiểm chứng và chưa được xác minh lan truyền trên phương tiện truyền thông xã hội trong mùa dịch Covid-19", chuyên gia nhấn mạnh.
(Nguồn: La Repubblica, Chanelnewsasia)
Báo dân sinh