MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Phát một hộp cơm, tặng một phần gạo và câu chuyện từ thiện từ những người trong cuộc ở Sài Gòn: Của cho không bằng cách cho

18-07-2021 - 10:18 AM | Sống

Những ngày Sài Gòn giãn cách, mọi người đều ở yên trong nhà để phòng chống dịch bệnh. Thế nhưng vẫn còn đó những người lao động nghèo, vô gia cư phải lấy vỉa hè làm nhà, trông chờ vào những phần quà từ thiện để sống lay lắt qua ngày.

Tôi có quen một anh bạn, hàng đêm, anh cùng với một số người bạn của mình đi lang thang khắp các con hẻm, khu phố ở Sài Gòn để tặng bánh ngọt, sữa tươi cho những người vô gia cư. Gặp hoàn cảnh nào đặc biệt thiếu thốn, anh liền ghi chép lại trong điện thoại rồi hẹn ngày trở lại hoặc trích ra một số tiền nhỏ gửi tặng.

Tôi có biết đến một người phụ nữ miền Tây, sau vài chục năm sống ở Sài Gòn, cô yêu cái mảnh đất này như chính quê hương, xứ sở của mình. Dịch bệnh bùng phát, cô rủ một vài người bạn chung xóm, cứ mỗi ngày nấu vài trăm phần cơm trưa, nấu xong lại đèo nhau trên chiếc xe máy cũ mà đi phát cho bà con nghèo.

Hay cả việc mỗi ngày lướt Facebook, dạo quanh các trang mạng xã hội, tôi bắt gặp hàng trăm câu chuyện đẹp của mùa giãn cách từ chính cô chú, anh chị, bạn bè của mình. Thế nhưng đằng sau tình người ấm áp, sẻ chia ấy vẫn có những điều khiến bản thân tôi lẫn mọi người phải suy nghĩ.

Cách hành xử không phù hợp, thái độ hằn học, quát mắng của một số người tham gia hoạt động từ thiện, hỗ trợ người có hoàn cảnh khó khăn những ngày gần đây đã tạo ra sự tranh cãi dữ dội về 2 chữ "cho - nhận".

Phát một hộp cơm, tặng một phần gạo và câu chuyện từ thiện từ những người trong cuộc ở Sài Gòn: Của cho không bằng cách cho - Ảnh 1.
Phát một hộp cơm, tặng một phần gạo và câu chuyện từ thiện từ những người trong cuộc ở Sài Gòn: Của cho không bằng cách cho - Ảnh 2.

Những phần quà từ thiện dành cho người vô gia cư, người nghèo trong những ngày Sài Gòn giãn cách

Đặc biệt, sau các clip của YouTuber Tuấn Dương - chủ kênh Sài Gòn Ngày Nay, trong quá trình phát cơm, gạo từ thiện đã buông những lời xúc phạm, miệt thị người "sơn móng tay, mập, bụi đời, đeo vàng…", hay một cô gái trẻ đi trao quà lại "dạy dỗ", bắt buộc bé gái phải nói cảm ơn, nhóm thanh niên đưa sát điện thoại vào bà cụ lớn tuổi để quay cảnh tranh cãi… đã khiến cộng đồng mạng ngao ngán về cách làm từ thiện của một số người hiện nay.

Làm từ thiện không phải là đi phân phát kiểu bề trên

"Thời gian dịch bệnh ai cũng khó khăn, đâu thể chỉ nhìn vào một vài biểu hiện mà khẳng định họ không khó khăn được. Nếu đã có tâm từ thiện thì đừng nên phân biệt như vậy, người ta có nỗi khổ thì mới đến xin. Chị rất tôn trọng những người đến nhận quà, ai muốn xin thêm phần nữa, chị vẫn sẵn sàng hỗ trợ", chị Đỗ Thị Tưởng nói.

9 ngày Sài Gòn giãn cách là 9 ngày chị Tưởng cùng nhóm bạn nấu 600 phần cơm trưa để đi tặng bà con nghèo, vô gia cư ở các khu vực phong tỏa, đường phố Sài Gòn. Trong tâm thức của một người phụ nữ gắn bó nhiều năm cùng công việc thiện nguyện, chưa bao giờ chị Tưởng xem mình là kẻ bề trên trong việc phân phát quà đến người khó khăn, cơ nhỡ.

Phát một hộp cơm, tặng một phần gạo và câu chuyện từ thiện từ những người trong cuộc ở Sài Gòn: Của cho không bằng cách cho - Ảnh 3.

Đối với những người dân lao động nghèo, người vô gia cư, trẻ em lang thang đường phố..., thời điểm Sài Gòn giãn cách là lúc họ rất cần sự sẻ chia của tất cả mọi người

Phát một hộp cơm, tặng một phần gạo và câu chuyện từ thiện từ những người trong cuộc ở Sài Gòn: Của cho không bằng cách cho - Ảnh 4.
Phát một hộp cơm, tặng một phần gạo và câu chuyện từ thiện từ những người trong cuộc ở Sài Gòn: Của cho không bằng cách cho - Ảnh 5.

Đối với chị Tưởng, mỗi người đến nhận quà đều có một câu chuyện, hoàn cảnh khác nhau, không nên nhìn vẻ bề ngoài để đánh giá, làm mất đi ý nghĩa tốt đẹp, nhân văn của việc từ thiện.

Đồng quan điểm, chị Kim Chi (quận Gò Vấp) cho biết phần nào đó, khi bị soi mói, người nhận quà từ thiện sẽ cảm thấy tổn thương về mặt tinh thần.

"Khi người ta khổ thì người ta mới đi tới xin suất cơm từ thiện của người khác cho. Nếu như người ta đầy đủ thì người ta không bỏ tự ái để đến đó đâu. Dù có sơn móng tay, móng chân nhưng tại thời điểm đó người ta không có đi làm nên mới đến xin.

Khi xin mà bị la như vậy, nếu như bản thân chị, chị sẽ thấy tự ái. Đâu có ai giàu ba họ, khó ba đời đâu, khi người ta khổ thì người ta mới đến xin một miếng cơm", chị Kim Chi chia sẻ.

Phát một hộp cơm, tặng một phần gạo và câu chuyện từ thiện từ những người trong cuộc ở Sài Gòn: Của cho không bằng cách cho - Ảnh 6.
Phát một hộp cơm, tặng một phần gạo và câu chuyện từ thiện từ những người trong cuộc ở Sài Gòn: Của cho không bằng cách cho - Ảnh 7.

Những thùng bánh mì 0 đồng, suất cơm từ thiện hay rau củ quả miễn phí trong mùa dịch vẫn đang được người Sài Gòn san sẻ cho nhau

Chia sẻ thẳng thắn về những lùm xùm xung quanh việc phân phát quà từ thiện trong thời gian qua, anh Đỗ Ngọc Thanh (ngụ quận 8) cho biết không ai đem sự tính toán giàu nghèo, mập ốm ở thời điểm này để trao một hộp cơm cả.

"Người ta vẫn hay nói ‘của cho không bằng cách cho’. Cái cách cho thể hiện cái tâm rộng mở, cái hoan hỷ nơi tấm chân tình, cái ái ngữ tốt đẹp của người cho sẽ làm cho người nhận thật sự ấm lòng. Cũng mong rằng đây chỉ là sự cố trong giây phút, qua đó giúp người cho tự điều chỉnh lại cách làm tốt hơn và ý nghĩa hơn", anh Thanh nói.

Sài Gòn luôn nhận phần thiệt về mình, để bao dung với tất cả mọi người

Ngoài những cách cư xử chưa thật sự phù hợp trong việc phân phát quà từ thiện, trong những ngày Sài Gòn giãn cách vẫn còn đó hàng trăm, hàng ngàn câu chuyện nhân văn, đẹp đẽ khác mà những con người dành cho nhau.

Siêu thị 0 đồng với đầy đủ các mặt hàng thiết yếu, ai cần đến lấy, ai có đến cho. Những cây ATM gạo miễn phí ngày một mọc lên nhiều hơn, đi đâu người ta cũng thấy điểm phân phát cơm từ thiện, gạo mì mùa dịch. Từ chung cư cho đến khu phố, dãy phòng trọ của người lao động nghèo, đâu đâu cũng nhìn thấy sự san sẻ dành cho nhau.

Ngay từ buổi sáng đầu tiên giãn cách, anh Thanh cùng nhóm bạn đã nghĩ ra việc để thùng bánh mì trước cửa nhà cho những người cần. Ban đầu 100, 200 phần…, sau đó thì nhiều hơn, càng ngày càng lan rộng.

Chị Uyên, sẵn mớ rau củ dưới quê gửi lên, chị lại đi phân phát hết cho những hộ dân trong khu phong tỏa giống như mình, mỗi người giúp đỡ nhau một chút, ai có của góp của, ai có công góp công, vì trong dịch bệnh, ai cũng đều là người thân, ruột thịt.

Phát một hộp cơm, tặng một phần gạo và câu chuyện từ thiện từ những người trong cuộc ở Sài Gòn: Của cho không bằng cách cho - Ảnh 8.
Phát một hộp cơm, tặng một phần gạo và câu chuyện từ thiện từ những người trong cuộc ở Sài Gòn: Của cho không bằng cách cho - Ảnh 9.
Phát một hộp cơm, tặng một phần gạo và câu chuyện từ thiện từ những người trong cuộc ở Sài Gòn: Của cho không bằng cách cho - Ảnh 10.
Phát một hộp cơm, tặng một phần gạo và câu chuyện từ thiện từ những người trong cuộc ở Sài Gòn: Của cho không bằng cách cho - Ảnh 11.

Giữa bao bộn bề khó khăn, thiếu thốn, người Sài Gòn vẫn luôn bao dung, tìm cách để chở che cho nhau, mỗi người giúp nhau một chút...

"Dịch bệnh bây giờ nhiều lắm rồi, có bịch gạo, cơm ăn đã may mắn. Chú biết ơn tụi con dữ lắm".

"Còn có 2 hộp cơm à, thôi con cho chú shipper 1 phần đi, 2 mẹ con cô lấy 1 phần ăn chung được rồi".

"Người Sài Gòn tốt lắm, bà không có nhà nhưng có nhiều người thân, giống như tụi con nè".

Sài Gòn là vậy đó, dù cho dịch Covid-19 bùng phát, Sài Gòn có trăm cái khó, ngàn cái khổ nhưng lúc nào Sài Gòn cũng bao dung, không so bì tính toán với bất kỳ ai, chỉ cần ai đó cần giúp đỡ là Sài Gòn sẵn sàng dang rộng vòng tay để che chở. Biết là trong những ngày sắp tới, Sài Gòn đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách nhưng tất cả đều tin rằng, sẽ sớm thôi, Sài Gòn sẽ khỏe lại để mãi là vùng đất bình yên, chở che cho hàng triệu con người.

Theo Văn Tiên

Doanh nghiệp và tiếp thị

Trở lên trên