Phát thanh viên huyền thoại của Việt Nam: Là cựu học sinh của ngôi trường đứng đầu tỉnh Nam Định, biết nói 3 ngoại ngữ
Bà là người đọc bản tin đầu tiên về chiến thắng 30/4/1975.
- 09-08-2024Nữ diễn viên kết hôn 15 năm vẫn chưa có con, từng thú nhận với chồng chuyện "ngoại tình tư tưởng"
- 12-07-2024Nam diễn viên VTV được phong NSND ở tuổi 70: ''Trai phố cổ'' chuyên trị vai ông trùm, về hưu sống viên mãn bên bà xã kém 10 tuổi
- 09-09-2022Ngôi trường cấp 3 "nhiều tuổi" nhất Việt Nam: Kiến trúc cổ điển đẹp như châu Âu, dàn cựu học sinh toàn tên nổi tiếng
- 27-04-2021Tâm sự của nữ cựu phát thanh viên phải đối mặt với bệnh về đường ruột trong nhiều năm, thậm chí bỏ việc để có cuộc sống bình thường
NSƯT Kim Cúc sinh năm 1944, được đánh giá là một trong những giọng đọc huyền thoại trong lịch Sử Phát thanh và Truyền hình Việt Nam. Bà chính là người đã đọc bản tin chiến thắng quan trọng ngày 30/4/1975 trên sóng phát thanh Đài Tiếng nói Việt Nam, vào lúc 11h45; 15 phút sau khi lá cờ của Quân Giải phóng đã tung bay trên nóc Dinh Độc Lập.
Bản tin ngắn gọn, súc tích nhưng đủ khiến cả dân tộc vỡ òa. Nội dung cụ thể như sau: "Mời các bạn nghe tin chiến thắng chúng ta mới nhận được. Đúng 11h30, quân ta tiến vào Sài Gòn, đánh chiếm dinh Độc Lập. Bộ Tổng tham mưu Ngụy - Dương Văn Minh đầu hàng vô điều kiện. Cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay trên nóc Dinh Độc Lập. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng".
Là cựu học sinh ngôi trường nức tiếng tại tỉnh Nam Định, học thêm nhiều ngoại ngữ để phục vụ công việc
NSƯT Kim Cúc sinh năm 1944 tại Nam Định, gia đình bà từng sống tại căn nhà số 265 phố Trần Hưng Đạo. Bà từng theo học tại trường THPT Lê Hồng Phong, nay là trường THPT chuyên Lê Hồng Phong. Đây là ngôi trường có chất lượng đào tạo tỉnh Nam Định và lọt top các trường cấp 3 tốt nhất cả nước.
Rất nhiều thế hệ học sinh của trường trở thành những cái tên nổi tiếng trong nhiều lĩnh vực từ Chính trị, Văn hoá, Giáo dục đến Kinh tế - Xã hội,... Trong suốt nhiều năm, học sinh của trường đoạt không ít giải thưởng Olympic quốc tế về Toán, Hoá, Lý, Sinh, Tin học,... Tập thể nhà trường cũng được trao nhiều Huân chương, Bằng khen cao quý của nhà nước.
Được biết, sau khi học xong bậc phổ thông, NSƯT Kim Cúc từng là ca sĩ trong đoàn văn công Lục Ngạn. Năm 1967, khi đang chuẩn bị tiết mục để chuẩn bị đi phục vụ cho các chiến sĩ đường 9 Nam Lào thì NSƯT Kim Cúc được gọi đi đọc hộ tin chiến thắng cho quân đội trên phòng thu của Đài tiếng nói Việt Nam. Một ngày sau khi lên đài đọc bản tin, bà được cấp trên yêu cầu bàn giao lại công việc tại đoàn văn công và nhận nhiệm vụ mới.
Trong thời gian làm phát thanh viên, NSƯT không ngừng học tập thêm để phục vụ công việc. Bà tranh thủ đi học thêm Đại học tại chức và học thêm ngoại ngữ như tiếng Anh, Tiếng Pháp, tiếng Trung để có thể phát âm được những ngôn ngữ đó.
Năm 1969, NSƯT Kim Cúc chính thức gắn bó với chương trình Đọc truyện đêm khuya của Đài VOV. Sau khi về hưu, bà vẫn tiếp tục cộng tác với chương trình, ngoài ra còn tham gia giảng dạy lớp đào tạo MC của Trung tâm Ứng dụng công nghệ (Đại học Sân khấu điện ảnh). Học viên của lớp gồm rất nhiều thành phần: phát thanh viên các đài, cán bộ trại giam, cán bộ làm công tác tuyên truyền, thậm chí cả nhà sư… Một số người trước khi tham gia thi tuyển vào các đài PT – TH nghe tiếng bà cũng tìm đến học hỏi.
Năm 2013, bà dừng cộng tác với chuyên mục Đọc chuyện đêm khuya vì chồng bị đột quỵ, phải ở nhà chăm sóc. Bên cạnh đó, sức khoẻ của giọng đọc huyền thoại một thời khi ấy cũng đã bắt đầu yếu dần.
Phụ nữ số